Tài liệu tham khảo phân tích vụ án tham nhũng điển hình tại Việt Nam, liên hệ và chỉ rõ một số bất cập của Luật phòng chống tham nhũng có liên quan, đề xuất phương án hoàn thiện quy định đó nhằm hạn chế tham nhũng ở Việt Nam

Ngày đăng 24/04/2023
108 Lượt xem

Tác giả

MỞ ĐẦU

 

Tham nhũng luôn là vấn đề nhức nhối trong xã hội. Việt Nam nằm trong nhóm các nước mà tham nhũng được cho là nghiêm trọng nhất (Theo báo cáo của Tổ chức minh bạch Quốc tế -2016). Dẫn đến tình trạng này một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là hệ thống quy phạm pháp luật chưa đảm bảo tính thực thi trên thực tế. Để làm rõ vấn đề này trong chính một vụ việc thực tế, em xin chọn đề bài số 1: “Em hãy chọn và phân tích một vụ án tham nhũng điển hình tại Việt Nam, liên hệ với Luật phòng chống tham nhũng, chỉ rõ một số bất cập của Luật phòng chống tham nhũng có liên quan, đề xuất phương án hoàn thiện quy định đó nhằm hạn chế tham nhũng ở Việt Nam” cho bài tập học kì của mình.

NỘI DUNG

 

I. Khái quát chung về tham nhũng.

1. Định nghĩa:

 Định nghĩa tham nhũng có thể hiểu trên nhiều phương diện khác nhau:

- Theo Ngân hàng thế giới (WB) tham nhũng là sự lạm dụng quyền lực công cộng nhằm lợi ích cá nhân.

- Theo Tổ chức minh bạch quốc tế, tham nhũng là hành vi của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân.

- Công ước của Liên hợp quốc về phòng, chống tham nhũng không đưa ra định nghĩa về hành vi tham nhũng nhưng mô tả các dạng hành vi tham nhũng. Cụ thể như: Tham ô, biển thủ công quỹ, hành vi của công chức lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản, lợi dụng ảnh hưởng để trục lợi,…

- Theo Pháp lệnh Chống tham nhũng năm 1998: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để tham ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản của nhà nước, tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức.

- Theo khoản 1 Điều 1 Luật Phòng, chống tham nhũng 2005 quy định: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”.

 

2. Hành vi tham nhũng:

Tham ô tài sản; Nhận hối lộ; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;  Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi; Giả mạo trong công tác vì vụ lợi; Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, có quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi; Nhũng nhiễu vì vụ lợi; Không thực hiện nhiệm vụ công vụ vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

 

3. Bản chất của tham nhũng:

Trong tham nhũng, yếu tố quyền lực là quyết định, phải có quyền lực thì mới có thể sử dụng nó để thu lợi, vậy bản chất của tham nhũng chính là sự “tha hóa” quyền lực để thực hiện lợi ích cá nhân hoặc của một nhóm người làm phương hại đến lợi ích của cá nhân khác, của tập thể và xã hội. Thực tiễn đã chứng minh, khi quyền lực càng cao, càng tuyệt đối thì sự “tha hóa” càng gia tăng, nếu không có chế tài kiểm soát quyền lực.

 

4. Tình hình tham nhũng ở nước ta hiện nay:

Trong cuộc điều tra năm 2005, Ban Nội chính Trung ương công bố danh sách liệt kê 10 cơ quan tham nhũng phổ biến nhất Việt Nam. Trong đó ba cơ quan dẫn đầu là:

Địa chính nhà đất

Hải quan/quản lý xuất nhập khẩu

Cảnh sát giao thông.

Theo khảo sát của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Cảnh sát về ảnh hưởng của tham nhũng đến công chúng, ba cơ quan/tổ chức dẫn đầu là:

Công an

Giáo dục

Cán bộ, công chức

Ngoài ra trong số 10 cơ quan được "bầu chọn" có nhiều tham nhũng là cơ quan tài chính, thuế; cơ quan quản lý và các đơn vị trong ngành xây dựng; cơ quan cấp phép xây dựng; y tế; cơ quan kế hoạch đầu tư; cơ quan quản lý và các đơn vị trong ngành giao thông; cảnh sát kinh tế.

 

II. Phân tích vụ án.

Vụ án Tham ô tài sản, rửa tiền xảy ra tại Công ty TNHH một thành viên vận tải viễn dương Vinashin (Vinashin Lines).

1.Khái quát chung về vụ án:

Chủ thể

Trần Văn Liêm (SN 1955, ở Hoàn Kiếm, Hà Nội) – nguyên Tổng giám đốc Vinashinlinees

Giang Kim Đạt (SN 1977, ở Bình Thạnh, TP HCM) – nguyên quyền Trưởng phòng kinh doanhVinashinlines

Trần Văn Khương (SN 1850, ở Hoàn Kiếm, Hà Nội) – nguyên Kế toán trưởng Vinashinlines.

Ba đối tượng này bị truy tố về tội Tham ô tài sản

Giang Văn Hiển (SN 1950, ở Quận 2, TP HCM) – bố đẻ của bị cáo Giang Kim Đạt bị truy tố về tội “ rửa tiền” quy định tại điều 251 BLHS 1999

Các dấu mốc quan trọng1

08:52 ngày 20/02/2017

Mở đầu phần tranh luận VKS giữ quyền công tố tại phiên tòa đưa quan điểm đề nghị tuyên phạt Trần Văn Liêm tù Chung thân, bị cáo Giang Kim Đạt tử hình, bị cáo Trần Văn Khương 20 năm tù và bị cáo Giang Văn Hiển 8-9 năm tù giam.

11:23 ngày 20/02/2017

Tự bào chữa cho mình, bị cáo Giang Kim Đạt bổ sung quan điểm cho rằng, tiền hoa hồng không phải là tiền chênh lệch giá. Ngoài ra, đối với việc thỏa thuận, tiền ngoài hợp đồng xảy ra sau khi hoàn thành giao dịch. Đồng thời nếu Liêm chỉ đạo thì số tiền lớn hơn rất nhiều chứ không phải nhận 150.000 USD….

14:32 ngày 20/02/2017

Các LS cho rằng, Giang Kim Đạt không được bổ nhiệm, không có chức vụ nên không thuộc đối tượng của tội tham ô tài sản. Tuy nhiên,  theo đại diện Viện kiểm sát, Đạt được xác định vai trò đồng phạm nên không cần xác định việc có chức vụ quyền hạn.

16:34 ngày 20/02/2017

Trước quan điểm của LS bào chữa cho các bị cáo được đưa ra, VKS cho biết đã trình bày trong quá trình tranh tụng.Những chứng cứ và tội danh nêu rõ trong cáo trạng nên không cần đáp lại quan điểm mà các LS đưa ra.

Quan điểm của VKS về nguyên đơn dân sự, số tiền các bị cáo chiếm đoạt thì nguồn gốc là từ Vinashinlines nên cần trả về cho Vinashinlines. Số tiền thuộc về Vinashinh hay Vinalines thì tùy thuộc vào thỏa thuận của hai bên….

Các tài sản kê biên theo VKS đã được xác định đúng là tài sản hình thành từ tiền tham ô.

16:53 ngày 20/02/2017

Phiên tòa kết thúc phần tranh luận, các bị cáo được nói lời sau cùng.

Kết quả xét xử

TAND Cấp cao tuyên phạt Giang Kim Đạt (quyền trưởng phòng kinh doanh Vinashinlines), Trần Văn Liêm (nguyên tổng giám đốc Vinashinlines) cùng mức án tử hình tội Tham ô.

Trần Văn Khương (nguyên kế toán trưởng Vinashinlines) tù chung thân về cùng tội danh tham ô tài sản.

Với cáo buộc Rửa tiền, ông Giang Văn Hiển (bố đẻ của Đạt) bị án 12 năm tù.

2. Phân tích vụ án:


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem