Tài liệu đào tạo tư pháp phục hồi cho người chưa thành niên (Phần 1)

Ngày đăng 27/08/2023
99 Lượt xem

Tác giả

Năm 2015, Unicef đã đưa ra báo cáo về tổ chức và hoạt động của tư pháp hình sự cho người chưa thành niên tại Việt Nam. Trong báo cáo đề cập đến những thành tựu đã đạt được và những thách thức cần vượt qua trong việc hình thành và phát triển một phương thức bảo vệ người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự. Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong việc tăng cường các giải pháp trợ giúp người chưa thành niên vi phạm pháp luật, theo đúng các chuẩn mực quốc tế: Cải thiện các biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên, thí điểm áp dụng và đưa vào hoạt động Tòa gia đình và người chưa thành niên, nâng cao năng lực của các nhân viên xã hội, thí điểm các mô hình quản lý, phục hồi và tái hòa nhập, giảm số trẻ bị đưa vào trường cải tạo.

Để phát triển một mô hình tư pháp cho người chưa thành niên theo đúng các chuẩn mực quốc tế, trong thời gian tới Việt Nam cần thực hiện 3 giải pháp sau:  

  • Trước hết, hoàn thiện khung pháp lý đặc thù cho người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Tiếp theo, cần xây dựng hệ thống tổ chức riêng để xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật phù hợp ; thúc đẩy phối hợp liên ngành tư pháp và ngoài tư pháp.
  • Cuối cùng là cần đào tạo những người làm công tác chuyên môn, đặc biệt là các phương pháp tiếp cận đáp ứng được nhu cầu của người chưa thành niên và ưu tiên những cách tiếp cận giáo dục, thiết lập lại khả năng để người chưa thành niên nhận thức rõ và trách nhiệm và phục hồi.

Cụ thể hơn, báo cáo của Unicef nhấn mạnh về lợi ích của các biện pháp chuyển hướng được thực hiện ngoài hệ thống tư pháp hình sự, trong đó hòa giải là một giải pháp hữu hiệu.

Hiện nay, hòa giải tại cộng đồng đã được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam năm 2015 và Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015. Đồng thời, một hình thức hòa giải cũng được quy định bởi Luật Hòa giải ở cơ sở là hòa giải cơ sở.

 

Việt Nam và pháp luật về người chưa thành niên

 

Việt Nam đã từng bước phát triển xã hội, kinh tế và hội nhập vào cộng đồng 

quốc tế với phương châm mọi sự phát triển đều vì lợi ích của con người và Việt Nam mong muốn trở thành thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Kể từ khi gia nhập Liên hợp quốc (LHQ năm 1977), Việt Nam đã tham gia hầu hết các Công ước lớn về quyền con người của Liên hợp quốc, trong đó có Công ước về Quyền trẻ em (CRC). Việt Nam phê chuẩn CRC vào đầu những năm 1990, là quốc gia đầu tiên ở châu Á và thứ hai trên thế giới tham gia và phê chuẩn CRC. Do đó, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc thực hiện các quyền của người chưa thành niên và trong việc đáp ứng các nghĩa vụ của Nhà nước.

Quan điểm nhất quán của Việt Nam trong việc xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người chưa thành niên và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, ưu tiên cải tạo tại cộng đồng, trở thành công dân có ích cho xã hội.

Sự ra đời của Hiến pháp năm 2013 với những quy định quan trọng về quyền con người đã đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống pháp luật. Do đó, nhiều văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao được ban hành thay thế văn bản cũ như Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem