Phương pháp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và nguyên tắc phương pháp trọng tài

Ngày đăng 11/05/2023
189 Lượt xem

Phương pháp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và nguyên tắc phương pháp trọng tài

Phương pháp trọng tài

Trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp đã xuất hiện từ lâu đời, tuy nhiên nó mới thực sự phổ biển ở Việt Nam vào hơn chục năm trở lại đây.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay cũng như quốc tế và nước ngoài, có hai hình thức trọng tài được sử dụng chủ yếu là Trọng tài vụ việc (Trọng tài Ad-hoc) và Trọng tài quy chế (Trọng tài thường trực). Vì theo nguyên tắc tự thỏa thuận nên các bên có thể tự lựa chọn một trong hai hình thức trên.

Ưu điểm của phương pháp này là: tạo sự chủ động, linh hoạt giữa các chủ thể tham gia, giải quyết nhanh chóng, tiết kiệm thời gian1, có tính bảo mật cao. Chính vì điều đó, các bên có thể bảo toàn được bí mật kinh doanh, danh dự, uy tín của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên phương thức này vẫn tồn đọng nhược điểm bởi chính ưu điểm này vì có nhiều trường hợp có sai sót về mặt nội dung phán quyết trọng tài, và các bên gần như không thể yêu cầu Tòa án xem xét mà vẫn phải thi hành theo phán quyết đó. Ngoài ra, chi phí để thêu trọng tài viên ở Việt Nam cũng coi là khá cao, nếu gặp vụ án phức tạp thì chi phí cũng được xem là gánh nặng của các nhà kinh doanh. Vì vậy, những vụ việc được đưa ra trọng tài thường là những vụ tranh chấp nghiêm trọng và có giá trị cao.

Quy trình thủ tục tố tụng trọng tài

Bước 1: Đơn khởi kiện và bản tự bảo vệ

Nguyên đơn sẽ gửi đơn kiện lên hội đồng Trọng tài kèm theo chứng tứ có liên quan. Sau đó, nguyên đơn nhận được bản tự bảo vệ, đơn kiện lại (nếu có) của bị đơn; đơn khởi kiện, tài liệu có liên quan đến vụ kiện (nếu có), bản tự bảo vệ của nguyên đơn được gửi đến bị đơn.

Bước 2: Thành lập hội đồng trọng tài

Thành phần hội đồng trọng tài phổ biến nhất thường gồm 03 người, trong đó 01 trọng tài viên do nguyên đơn lựa chọn; 01 trọng tài viên do bị đơn lựa chọn hoặc do chủ tịch trung tâm trọng tài chỉ định (đối với trọng tài quy chế) hoặc Tòa án có thẩm quyền chỉ định theo yêu cầu của nguyên đơn (đối với trọng tài vụ việc) và 01 trọng tài viên do 02 trọng tài viên trên bầu hoặc Tòa án có thẩm quyền chỉ định theo yêu cầu các bên trở thành chủ tịch hội đồng trọng tài.

Bước 3: Nghiên cứu hồ sơ

Sau khi nhận được đầy đủ đơn kiện cùng hồ sơ hợp lệ của vụ tranh chấp, hội đồng trọng tài sẽ tiến hành nghiên cứu đầy đủ hồ sơ, và trong quá trình đó trọng tài sẽ có thẩm quyền xác minh sự việc, thu nhập chứng cứ và đặc biệt áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo yêu cầu của các bên tham gia tranh chấp theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Bước 4: Phiên họp giải quyết tranh chấp

Bước 5: Ban hành phán quyết trọng tài

Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số. Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài2.

Nguyên tắc của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Căn cứ theo Điều 4 Luật Trọng tài Thương mại 2010 có quy định cụ thể như sau:

Thứ nhất, “Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.”

Trọng tài viên đóng một vai trò rất quan trọng giúp cho cuộc tranh chấp có thành công hay không. Nguyên tắc thứ nhất thể hiện sự tôn trọng của trọng tài viên trong phạm vi thỏa thuận trọng tài và quyền và nghĩa vụ của các nên. Với nguyên tắc đề cao thỏa thuận giữa các bên là mục tiêu hàng đầu trong giải quyết tranh chấp thương mại nhằm tìm ra những phương hướng, giải pháp tốt nhất để bảo vệ quyền cũng như lợi ích hợp pháp của các bên tham gia. Tuy nhiên, sự thỏa thuận của các bên không được trái với đạo đức xã hội thì mới được chấp nhận

Thứ hai, ‘trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.”

Trọng tài viên trong giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại nói chính xác đóng vai trò như một thẩm viên để đưa ra những quyết định khách quan cho các bên tham gia. Chính vì thế, vai trò của trọng tài viên phải độc lập hoàn toàn với các bên, không được có quyền hoặc lợi ích liên quan đến bất kỳ các bên tham gia nào để đảm bảo kết quả được đưa ra một cách công bằng, khách quan nhất.

Thứ ba, “các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.”

Các bên khi tham gia giải quyết tranh chấp có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, không có bất kỳ tính chất thiên vị đối với bất kỳ bên nào. Các bên đều có thể nêu nên quan điểm, mong muốn hợp pháp của mình và điều đó đều được hội đồng Trọng tài tôn trọng và lắng nghe. Điều đó nhằm đảm bảo tính công bằng cho các bên,

Thứ tư, “giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”

Đây là đặc điểm quan trọng của hình thức này, nếu giải quyết thông qua Tòa án là công khai và bất kỳ ai cũng có thể tham dự thì ở phương này phải mang tính bí mật cho các bên. Vì tranh chấp kinh doanh sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín kinh doanh, thậm trí là đời sống kinh doanh của các bên nếu để thông tin ra ngoài. Chính vì vậy, chính bởi tính chất không công khai chính ưu điểm của phương thức này.

Thứ năm, “phán quyết trọng tài là chung thẩm.”

Nghĩa là phán quyết không thể bị kháng cáo để xét xử lại bởi bất kỳ một trọng tài hay một Tòa án nào khác. Điều có thể làm chỉ là thực hiện theo phán quyết đó hoặc không đồng ý thì một bên yêu cầu Tòa án hủy phán quyết đó mà thôi. Nguyên tắc này khiến cho việc giải quyết tranh chấp nhanh gọn hơn thay vì việc ra một quyết định rồi một bên không vừa ý thì lại kháng cáo để xử lại, điều này rất tốn thời gian và công sức. Đồng thời, nguyên tắc này cũng áp đặt lên các bên tranh chấp việc buộc phải chấp nhận phán quyết của Trọng tài viên.


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem