BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT, HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ, XÂY DỰNG CẤP XÃ ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT

Ngày đăng 27/08/2023
64 Lượt xem

Tác giả

I. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

1. Đề nghị Bộ Tư pháp phối hợp với bộ, ngành, cơ quan Trung ương biên soạn Đề cương giới thiệu các Luật, Pháp lệnh mới được Quốc hội thông qua làm tài liệu chuẩn để địa phương tuyên truyền cho cán bộ và nhân dân; biên soạn các tài liệu PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật có nội dung phù hợp, thiết thực với cơ sở và hướng dẫn nghiệp vụ PBGDPL cho BCVPL địa phương

Thực hiện đầy đủ trách nhiệm được giao theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012, để tăng cường tuyên truyền, phổ biến Luật, Pháp lệnh mới được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành, sau khi kết thúc mỗi kỳ họp Quốc hội, Bộ Tư pháp đều có văn bản hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành địa phương tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến nội dung cơ bản của Luật, Pháp lệnh; đồng thời kịp thời phối hợp với các cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức biên soạn tài liệu giới thiệu nội dung cơ bản các Luật, Pháp lệnh mới và đăng tải đầy đủ trên Trang thông tin PBGDPL thuộc Cổng thông tin Bộ Tư pháp dưới dạng bản Word để các đối tượng thụ hưởng dễ dàng sử dụng.

Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp, các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức biên soạn tài liệu PBGDPL dưới nhiều hình thức gồm đặc san tuyên truyền pháp luật; sách chuyên khảo, các câu hỏi đáp pháp luật, tình huống pháp luật, tiểu phẩm, câu chuyện pháp luật, tờ gấp pháp luật... và chủ động cung cấp các bài giảng điện tử giới thiệu nội dung cơ bản của Luật, Pháp lệnh mới ban hành và đăng tải trên Trang thông tin PBGDPL cho đội ngũ làm công tác PBGDPL trên cả nước.

 Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng chậm ban hành Đề cương giới thiệu một số Luật, Pháp lệnh làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện nhiệm vụ PBGDPL tại địa phương. Vì vậy, trong thời gian tới, Bộ Tư pháp sẽ tăng cường phối hợp, hướng dẫn, đề nghị các bộ, ngành, cơ quan chủ trì soạn thảo Luật, Pháp lệnh thực hiện kịp thời việc biên soạn, phát hành Đề cương, chú trọng triển khai thi hành Luật, Pháp lệnh; phối hợp cung cấp thông tin, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân về nhu cầu PBGDPL để có hướng dẫn, định hướng biên soạn, cung cấp tài liệu phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

2. Đề nghị Bộ Tư pháp nghiên cứu cơ chế hỗ trợ báo cáo viên pháp luật (BCVPL), tuyên truyền viên pháp luật (TTVPL); có chính sách động viên, khuyến khích và thu hút đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL; sửa đổi, bổ sung Thông tư số 10/2016/TT-BTP theo hướng không đưa việc công nhận, miễn nhiệm BCVPL, công nhận, cho thôi TTVPL phải thực hiện theo thủ tục hành chính; hỗ trợ, tổ chức tập huấn, biên soạn tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, PBGDPL cho BCVPL địa phương; ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn kỹ năng nghiệp vụ PBGDPL cho BCVPL, TTVPL; hướng dẫn chế độ thù lao của BCVPL trong trường hợp không trong danh sách được công nhận nhưng tham gia giảng bài, PBGDPL trực tiếp; địa phương có được áp dụng chi hỗ trợ hàng tháng cho BCVPL theo mức 100.000 hoặc 200.000đ/tháng.

- Về cơ chế, chính sách hỗ trợ báo cáo viên, cán bộ, công chức làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật        


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem