Hiện tượng chệch hướng thương mại và vai trò của hoạt động công nhận lẫn nhau trong thương mại tự do ASEAN (Tài liệu tham khảo Kinh tế Đông Nam Á)

Ngày đăng 12/02/2023
239 Lượt xem

Tác giả

MỤC LỤC

Câu 1: (4 điểm) Anh/chị hãy phân tích hiện tượng thương mại chệch hướng trong các khu vực thương mại tự do và các biện pháp khắc phục hiện tượng này. Liên hệ với khu vực thương mại tự do ASEAN. 1

Câu 2: (3 điểm) Phân tích vai trò của hoạt động công nhận lẫn nhau trong thương mại dịch vụ của ASEAN 4

Câu 3: (3 điểm) Công ty A 100% vốn Hoa Kỳ, được thành lập tại Indonesia theo pháp luật về đầu tư nước ngoài của nước này. Sau đó, công ty A đầu tư theo hình thức góp vốn thành lập công ty cổ phần tại Việt Nam. Hỏi, công ty A có được coi là nhà đầu tư ASEAN và được bảo hộ đầu tư tại Việt Nam hay không? Tại sao? 6

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 8

 

 

 

 

Câu 1: (4 điểm) Anh/chị hãy phân tích hiện tượng thương mại chệch hướng trong các khu vực thương mại tự do và các biện pháp khắc phục hiện tượng này. Liên hệ với khu vực thương mại tự do ASEAN.

1.1. Phân tích hiện tượng thương mại chệch hướng trong các khu vực thương mại tự do

 * Khái niệm

 Hiện tượng chệch hướng thương mại là hiện tượng xuất hiện khi một nhóm nước hình thành thương mại tự do khi đó nhập khẩu từ các nước ngoài khối có thể xâm nhập vào nước có thuế quan thấp thông quan các nước có thuế quan thấp trong khu vực.

 Chệch hướng thương mại là hiện tượng hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài có thể xâm nhập vào các quốc gia có thuế quan cao thông qua quốc gia có thuế quan thấp trong một khi vực thương mại tự do, do các quốc gia thành viên của khu vực thương mại xóa bỏ thuế xuất nhập khẩu và các biện pháp phi thuế quan đối với hàng hóa trao đổi giữa các quốc gia này nhưng vẫn giữ nguyên thuế quan đối với bên ngoài.

 * Bản chất

 Bản chất của hiện tượng chệch hướng thương mại là một hiện tượng có tính chất tiêu cực, bản chất là một hình thức trốn thuế của các nhà sản xuất ngoài khu vực thương mại tự do né tránh thuế quan để xâm nhập vào thị trường của các nước có thuế quan cao mà không phải chịu mức thuế đối của các quốc gia đặt với khu vực ngoài khối. Khi hiện tượng này xảy ra quốc gia trong khối thương mại sẽ bị tổn thương và bị thất thu đối với hàng hóa mà mình nhập khẩu do các nhà sản suất nước ngoài trốn thuế.

 Khi một nhóm nước hình thành khu vực mậu dịch tự do thì một vấn đề chính sách nảy sinh: nhập khẩu từ các nước khác có thể xâm nhập vào nước có thuế quan cao thông qua các nước có thuế quan thấp, và trong nhiều trường hợp thực tế, các nhà sản xuất từ ngoài khu vực né tránh thuế quan cao bằng cách xây dựng nhà máy thực hiện công đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất ở nước thành viên có thuế quan thấp, sau đó xuất khẩu sang các nước có thuế quan cao hơn. Hiện tượng này được các nhà phân tích gọi là mậu dịch chệch hướng (trade deflection).

 Khác với tạm nhập tái xuất, nước tạm nhập hàng hóa không những thu được một lần lợi nhuận từ thuế nhập khẩu mà còn thu được lợi nhuận khi bán hàng sang nước nhập khẩu, khi xảy ra hiện tượng chệch hướng thương mại, quốc gia có thuế quan thấp hơn thường chỉ thu được lợi nhuận nhập khẩu; việc xuất khẩu mặt hàng cùng loại (do quốc gia ấy tự sản xuất) sang nước có thuế quan cao hơn phải chia sẻ hạn nghạch với mặt hàng có nguồn gốc xuất xứ từ nước thứ ba bên ngoài khu vực, gây ảnh hưởng không nhỏ thậm chí tiêu cực đến các ngành sản xuất có hàng xuất nhập khẩu của mỗi nước.

 * Nguyên nhân

 Có hai nguyên nhân chủ yếu gây ra sự chệch hướng thương mại gồm (i) sự ưu đãi thuế quan như một đặc quyền dành cho các quốc gia nội khối, và (ii) quy tắc xuất xứ chặt chẽ. Nhìn chung, chúng đều là hệ quả của việc thành lập các liên minh thương mại khu vực (RTA) và sự ưu đãi đặc biệt cho thương mại hàng hóa nội khối. Dù vậy, việc quy định quy tắc xuất xứ ưu đãi chặt chẽ cũng góp phần bảo vệ hay gia tăng lợi ích cho một/ một số quốc gia thành viên trong khu vực tự do mậu dịch như một hệ quả tiêu cực của hiện tượng chệch hướng thương mại, tiêu biểu như trong lĩnh vực thương mại hàng dệt may.

 Do ASEAN là một khu vực kinh tế quy mô nhỏ và các nước ASEAN đều phải dựa vào luồng vốn đầu tư và xuất khẩu để phát triển nên cũng không tránh khỉ hiện tượng chệch hướng thương mại khi kí kết các hiệp định liên kết kinh tế khu vực giữa các thành viên với nhau. Các nước ASEAN sẽ ưu tiên xuất, nhập khẩu hàng hóa với các nước bạn trong khu vực hơn. Song, vì quy mô kinh tế còn hạn chế của mình, thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất ASEAN phải là một mắt xích của chuỗi giá trị và dây chuyền toàn cầu. Việc biến mình thành một mắt xích năng động này giúp ASEAN lưu giữ được nguồn hàng ổn định trong thương mại nội khối, thúc đẩy thương mại nổi khối phát triển, đồng thời vẫn tiến hành thương mại ngoại khối với các quốc gia, khu vực thương mại tự do khác; từ đó hạn chế được sự chệch hướng thương mại ra ngoài khu vực các nước ASEAN.

1.2. Biện pháp khắc phục hiện tượng thương mại chệch hướng trong các khu vực thương mại tự do


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem