THỰC TIỄN VỀ TỰ VỆ THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI (TÀI LIỆU THAM KHẢO TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI WTO)

Ngày đăng 20/04/2023
147 Lượt xem

Theo quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các nước thành viên có thể sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại, cụ thể là biện pháp tự vệ để bảo hộ ngành sản xuất nội địa trước sự ảnh hưởng của hàng hóa đến từ các quốc gia khác. Trong nhiều năm qua, đặc biệt là trong thời điểm suy thoái kinh tế, biện pháp này được nhiều nước sử dụng khá thường xuyên bởi nhiều nước, đặc biệt là các nước thuộc Liên minh châu Âu, Mỹ, Ấn Độ...

Theo thống kê của WTO, tính đến ngày 31/12/2021, các nước đã điều tra tổng cộng 6422 vụ chống bán phá giá, 644 vụ chống trợ cấp và 408 vụ việc tự vệ. Trong số đó, các nước đã áp dụng 4225 biện pháp chống bán phá giá, 368 biện pháp chống trợ cấp, 206 biện pháp tự vệ.

Có thể nhận thấy từ số liệu của WTO, biện pháp tự vệ là công cụ được sử dụng ít nhất trong 3 công cụ phòng vệ thương mại.

 

 

Năm

1995

1997

1999

2001

2003

2005

2007

2009

2011

2013

2015

2017

2019

2021

Số vụ kiện

2

3

15

12

15

7

8

25

12

18

17

3

30

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Năm

1995

1997

1999

2001

2003

2005

2007

2009

2011

2013

2015

2017

2019

2021

Số biện pháp tự vệ được áp dụng

1

3

5

9

15

6

5

10

11

8

11

9

12

10

 

Trên đây là hai biểu đồ lần lượt thể hiện số vụ kiện tự vệ trên thế giới và số biện pháp tự vệ được áp dụng. Có thể nhận thấy ở cả hai biểu đồ, số liệu về vụ kiện cũng như biện pháp tự vệ được áp dụng ở từng giai đoạn là khác nhau nhưng lại có xu hướng tăng theo thời gian. Tổng hợp từ hai bảng số liệu trên cho thấy:

Biện pháp tự vệ Thương mại đang được sử dụng ngày càng nhiều. Điều này thể hiện rõ nét qua xu hướng tăng trưởng của số lượng các biện pháp tự vệ được áp dụng trong giai đoạn từ 1995 – 2021. 

Các nước (đặc biệt là các quốc gia đang phát triển) sử dụng biện pháp tự vệ thương mại nhuần nhuyễn hơn. Việc gia tăng số lượng các vụ kiện tự vệ trên thế giới từ năm 1995 đến 2021 cho thấy việc áp dụng nhuần nguyễn và kinh nghiệm của quốc gia trong việc sử dụng biện pháp tự vệ thương mại, đồng thời, cho thấy xu hướng gia tăng các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thế giới

Nguyên nhân cho xu hướng tăng trưởng trên của biện pháp tự vệ thương mại có thể nhận thấy như sau:

Thứ nhất, hiện trạng kinh tế nội địa càng khó khăn, khủng hoảng, sử dụng công cụ phòng vệ thương mại càng phổ biến.

Theo thống kê của WTO, cho đến thời điểm 31/12/2021, các quốc gia khởi kiện chống tự vệ nhiều nhất:

India

Indonesia

Turkey

Ukraine

Chile

Jordan

Egypt

US

46

38

28

25

20

19

15

13

Các quốc gia áp dụng biện pháp tự vệ nhiều nhất:

Indonesia

India

Turkey

Chile

Jordan

Philippine

Ukraine

US

28

22

19

9

9

9

9

8

Thông qua hai bảng thống kê trên, có thể nhận thấy, các quốc gia khởi kiện chống tự vệ nhiều nhất và áp dụng biện pháp tự vệ nhiều nhất đều là các quốc gia có tình trạng kinh tế kém, không ổn định như Chile, Jordan, Ukraine, Indonesia, …Nguyên nhân là bởi biện pháp tự vệ công cụ giúp nước nhập khẩu ngăn chặn tạm thời luồng nhập khẩu để giúp ngành sản xuất nội địa của mình tránh những đổ vỡ trong một số trường hợp đặc biệt khó khăn. Các nước có nền kinh tế khó khăn càng cần phải bảo hộ nền sản xuất trong nước của mình. Đồng thời, kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, nhiều giai đoạn khó khăn khiến doanh nghiệp phải tìm đến các phương thức cạnh tranh không lành mạnh để gia tăng lợi nhuận hoặc giảm thiểu thiệt hại;

Sự “biến mất” của các công cụ truyền thống như thuế quan, giấy phép XNK... theo trào lưu FTAs.

Với việc ký kết và thực hiện các FTAs, đặc biệt là trong thời gian tới, các FTAs đã ký lần lượt hoàn tất lộ trình loại bỏ thuế và các FTAs với các đối tác thương mại quan trọng hàng đầu hoàn tất đàm phán và đi vào thực thi. Điều này đặt thị trường hàng hóa trước bối cảnh mới khi mà hàng rào bảo hộ bằng thuế quan được loại bỏ, hàng rào phi thuế giảm thiểu và hàng hóa nước ngoài nhập khẩu có cơ hội cạnh tranh lớn với hàng hóa nội địa. Nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh từ hàng hóa nhập khẩu cũng từ đó mà tăng lên, đặt các doanh nghiệp Việt Nam trước những thách thức cạnh tranh không công bằng. Quá trình tự do hóa thương mại được đẩy mạnh giúp giảm bớt các rào cản cũng như hạn chế không gian chính sách trong điều hành kinh tế của các Chính phủ nước nhập khẩu, dẫn tới tình trạng các công cụ hành chính trong kiểm soát các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị hạn chế, từ đó các hành vi này có cơ hội để gia tăng.

Ở các thị trường, một số ngành cũng bắt đầu “lớn lên” và nhận thức rõ ràng hơn về các công cụ mà mình có thể sử dụng.

Tổng hợp các nhóm sản phẩm bị điều tra tự vệ nhiều nhất tại các nước thành viên WTO.

 

 

IV: Thực phẩm chế biến sẵn; Đồ uống, Rượu mạnh và Giấm; Thuốc lá và Sản phẩm thay thế thuốc lá

VI: Sản phẩm của ngành công nghiệp hóa chất hoặc liên kết.

XI: Hàng dệt và các sản phẩm dệt.

XIII: Các sản phẩm bằng đá, thạch cao, xi măng, amiăng, mica hoặc các vật liệu tương tự; các sản phẩm gốm sứ; Thủy tinh và đồ thủy tinh.

XV: Kim loại.

Biểu đồ trên trình bày số liệu về các nhóm sản phẩm bị điều tra tự vệ nhiều nhất. Thông qua biểu đồ này, ta có thể thấy được những nhóm sản phẩm trên có sự cạnh tranh mạnh về chất lượng và giá cả. Đồng thời, những sản phẩm này được tập trung sản xuất nội địa. Các chiến lược kinh doanh ngày càng tinh vi, phức tạp hơn, các doanh nghiệp có nhiều lý do, động cơ hơn trong việc thực hiện cạnh tranh không lành mạnh vì lợi ích kinh doanh trong lâu dài. Do đó, những doanh nghiệp kinh doanh các ngành hàng này cần có những hiểu biết về biện pháp phòng vệ thương mại nói chung và biện pháp tự vệ nói riêng để có thể áp dụng vào thực tế, bảo vệ ngành hàng của mình.


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem