TÀI LIỆU THAM KHẢO NGUYÊN TẮC ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC (MFN)

Ngày đăng 05/05/2023
317 Lượt xem

NGUYÊN TẮC ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC (MFN)

Khái niệm 

Trong hoàn cảnh thông thường, các thành viên của WTO không được phép đối xử phân biệt giữa các “sản phẩm tương tự” của các đối tác thương mại nước ngoài trên lãnh thổ thành viên đó. 

Ví dụ: 

•Trước khi gia nhập WTO, Việt Nam áp thuế nhập khẩu đối với mặt hàng rượu của Úc là 50%; của Anh là 60%. 

•Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải áp một mức thuế suất nhập khẩu như nhau nếu rượu của Úc và Anh là sản phẩm tương tự.

Trước khi gia nhập WTO: 

Việt Nam xuất khẩu Cà phê sang Mỹ được áp dụng mức thuế nhập khẩu là 20% 

Mỹ xuất khẩu máy tính sang Việt Nam và VN áp dụng mức thuế nhập khẩu là 50%

 VN không chỉ nhập khẩu máy tính từ Mỹ mà còn nhập khẩu máy tính từ rất nhiều nước khác như Nhật, Hàn Quốc, Đức hoặc bất kỳ một nước thứ ba nào và với mức thuế nhập khẩu là 20% 

Tương tự, Mỹ cũng nhập khẩu cà phê từ nhiều nước (Braxin, Colombia) với mức thuế là 0%.

 Sau khi Việt Nam gia nhập WTO: 

Cà phê VN khi xuất sang Mỹ sẽ được tính thuế nhập khẩu là 0% 

Máy tính của Mỹ khi nhập khẩu vào VN sẽ chịu mức thuế nhập khẩu là 20%. 

Mục đích 

Mục đích: 

Ngăn cấm sự phân biệt đối xử giữa các đối tác thương mại nước ngoài với nhau trên lãnh thổ thành viên khác 

Tạo ra sự bình đẳng về lợi thế cạnh tranh giữa các thành viên 

Nhằm hướng tới tự do hóa thương mại 

=> Mục đích MFN: đảm bảo sự bình đẳng về cơ hội trong việc nhập khẩu hay xuất khẩu hàng hóa đến và đi với các thành viên của WTO.

 Dạng tồn tại:

Vô điều kiện 

Có điều kiện (Hoa Kỳ hay áp dụng) 

MFN trong khuôn khổ WTO là MFN vô điều kiện.

=> ý nghĩa của vc áp dụng MFN vô điều kiện: giúp thúc đẩy các QG tham gia WTO một cách thuận lợi hơn, tức là khi tham gia WTO, các quốc gia sẽ không phải đàm phán lại với cả từng thành viên về những điều kiện khi được hưởng chế độ MFN.

Điều I.1 GATT “Với mọi khoản thuế quan và khoản thu thuộc bất cứ loại nào nhằm vào hay có liên hệ tới nhập khẩu và xuất khẩu hoặc đánh vào các khoản chuyển khoản để thanh toán hàng xuất nhập khẩu, hay phương thức đánh thuế hoặc áp dụng phụ thu nêu trên, hay với mọi luật lệ hay thủ tục trong xuất nhập khẩu và liên quan tới mọi nội dung đã được nêu tại khoản 2 và khoản 4 của Điều III, mọi lợi thế, biệt đãi, đặc quyền hay quyền miễn trừ được bất kỳ bên ký kết nào dành cho bất cứ một sản phẩm có xuất xứ từ hay được giao tới bất kỳ một nước nào khác sẽ được áp dụng cho sản phẩm tương tự có xuất xứ từ hay giao tới mọi bên ký kết khác ngay lập tức và vô điều kiện.” 

1. Mọi khoản thuế quan và khoản thu: phạm vi áp dụng của nguyên tắc MFN là gì? Thuế quan; Khoản thu thuộc bất cứ loại nào nhằm vào xuất/nhập khẩu; Phí chuyển tiền thanh toán xuất/nhập khẩu; Phương pháp thu thuế quan hoặc áp dụng phụ thu; Áp dụng quy định pháp luật và thủ tục liên quan đến xuất/nhập khẩu

2. Mọi lợi thế, biệt đãi, đặc quyền hay quyền miễn trừ: liên quan đến các khoản thuế và khoản thu này có thể là lợi thế, biệt đãi, đặc quyền hay quyền miễn trừ như thế nào?

Bất kỳ 

Không giới hạn trong thuế quan 

Không chỉ giới hạn tại các quốc gia thành viên mà còn với “bất kỳ một nước nào khác” 

Không được thực hiện một sự bù đắp giữa đối xử kém thuận lợi và một đối xử thuận lợi hơn 

=> Biện pháp áp dụng tại cửa khẩu (VD: thuế xuất nhập khẩu, phương pháp tính thuế, phương pháp tính phí và lệ phí nhập khẩu, thủ tục hải quan, các quy định về luật, các trình tự phi thuế quan, các tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc các thủ tục hành chính...) có thể được coi là những lợi thế. Những lợi thế này không chỉ giới hạn trong lĩnh vực thuế quan hay trong các quốc gia thành viên, mà còn được giới hạn với bất kỳ nước nào khác. 

“bất kỳ nước nào khác” trong điều I.1 ở trên có nghĩa là nếu như 1 QG có thể trao cho 1 QG khác quyền lợi hoặc lợi thế nào đó, thì bất kể QG này có là thành viên WTO hay không, thì chúng ta cũng phải trao cho các thành viên của WTO những lợi thế như vậy.

Biện pháp lợi thế” áp dụng cả về mặt pháp luật’ (‘de jure’) và trên thực tế’ (‘de facto’) trong lời văn. 

 De jure: vi phạm hiển nhiên 

De facto: vi phạm trá hình 

“Không được thực hiện một sự bù đắp giữa đối xử kém thuận lợi và một đối xử thuận lợi hơn” => Chúng ta tránh những hành vi vi phạm áp dụng biện pháp lợi thế cả về pháp luật và trên thực tế. Các biện pháp có các lợi thế mà 1 thành viên dành cho WTO 1 sản phẩm tương tự của tất cả các thành viên khác mà không có sự phân biệt đối xử thì phải xem cả trong mặt thực tế và luật pháp. Nếu WTO chỉ cấm các biện pháp mang tính chất phân biệt đối xử khi nhìn vào văn bản pháp luật hoặc quy định, chính sách (vi phạm hiển nhiên- de jure), thì WTO cũng sẽ cấm những biện pháp mà nhìn bề ngoài là trung lập (tức là không phân biệt đối xử ở trên văn bản nhưng thực tế khi áp dụng lại tạo ra sự phân biệt đối xử=> những phân biệt đối xử này là vi phạm trá hình-defacto)

? Câu hỏi: nếu một thành viên chỉ phân biệt đối xử de facto nhưng không phân biệt đối xử de jure thì có vi phạm luật của WTO không? Có

3. Sản phẩm tương tự:

MFN áp dụng đối với “hàng hóa (hay “sản phẩm tương tự - Like products”). 

“Tính tương tự” (“Likeness”) là một khái niệm tương đối và chưa có một định nghĩa cụ thể và bao quát trong WTO. 

Phụ thuộc vào từng cách giải thích trong án lệ, phụ thuộc vào ý chí của cơ quan giải quyết tranh chấp.

Trên thực tế có thể hiểu, sản phẩm tương tự trước hết là những sản phẩm giống hệt nhau về mọi đặc tính, hoặc nếu không có sự giống nhau về mọi đặc tính thì sản phẩm tuơng tự là sản phẩm giống nhau về những đặc tính cơ bản nhất.

 4 yếu tố của sản phẩm tương tự 

Đặc tính vật lý của sản phẩm 

Mục đích sử dụng của sản phẩm 

Thị hiếu của người tiêu dùng 

Các sản phẩm có được phân loại tương tự nhau trong biểu thuế quan của các thành viên

Các tiêu chí này cần được đánh giá tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Case Spain – Tariff Treatment of Unroased Coffee (BISD 28S/102) 

Sư kiện: Từ 1/3/1980 Tây ban nha đã phân loại mặt hàng Café chưa rang thành 5 dòng thuế kháu nhau: 

- Café nhẹ Columbia (Columbia mild) miễn thuế 

- Các loại Café nhẹ khác: Miễn 

- Arabica nguyên chất (Unwashed Aribica) 7% ad valorem 

- Robusta 7% ad valorem 

- Khác 7% ad valorem

 Nhập khẩu café chưa rang từ Brazil vào Tây ban Nha hầu như là loại ARABICA nguyên chất 

 Năm 1981, Braxin đã kiện Tây Ban Nha áp thuế nhập khẩu phân biệt đối xử với cà phê chưa rang của Braxin

 • Câu hỏi pháp lý: Café nhẹ (mild coffee) và café nguyên chất (unwashed coffee) có phải là những sản phẩm tương tự trong phạm vi ĐIỀU I.1 GATT 1994 về MFN?

Trả lời:

Câu trả lời của cơ quan giải quyết tranh chấp:

Thứ nhất, đối với những người tiêu thụ cà phê trên thế giới, cà phê chưa rang mà được bán dưới dạng hạt dù thuộc nhiều dòng khác nhau thì đều có 1 tính năng sd chung là đều sd để uống => không phân biệt lượng cà phê in mạnh hay nhẹ => Việc TBN biện minh có sự pb đối xử khác nhau đối với từng loại cà phê khác nhau dựa trên yếu tố địa lý, phương pháp trồng trọt trong quá trình thu hoạch là không cần thiết 

Thứ hai, khi giải quyết cơ quan giải quyết nhận thấy rằng, những sự khác nhau trong quá trình sx chế tạo những hạt cà phê này (VD quá trình thu hoạch, quá trình chế biến...) là không đủ để tạo ra sự khác biệt về 5 loại cà phê. Đối với những người dùng trên thế giới, 5 loại cà phê này là như nhau, họ sẽ không phân biệt độ cà phê in nặng hay nhẹ 

=> Cơ quan giải quyết tranh chấp đã bác bỏ lập luận của TBN

=> TBN phải điều chỉnh mức thuế suất của mình để phù hợp với quy định của MFN.

4. Ngay lập tức và vô điều kiện:

Ngay lập tức: có hiệu lực luôn khi gia nhập WTO hay khi 1 thành viên dành ưu đãi cho thành viên khác

Vô điều kiện: không có điều kiện gì kèm theo 

Ví dụ: Hoa Kỳ dành ưu đãi cho sản phẩm ô tô nhập khẩu từ Nhật (miễn thuế ), thì Hoa Kỳ phải ngay lập tức dành ưu đãi cho các thành viên khác của WTO mà không thể sử dụng những ưu đãi này để mặc cả và đòi hỏi hay nhượng bộ từ các thành viên khác của WTO thì mới cho các thành viên đó được hưởng ưu đãi.


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem