TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA - Hiệp định MARRAKESH, GATT, SPS, TBT

Ngày đăng 05/05/2023
152 Lượt xem

KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA

Hiệp định MARRAKESH, GATT, SPS, TBT

Hệ thống hiệp định điều chỉnh TMHH

PL TMHH quốc tế tồn tại dưới hình thức là các điều ước quốc tế mà các quốc gia ký kết hoặc gia nhập dưới dạng hiệp định riêng về TMHH, các hiệp định thương mại tự do song phương, khu vực, các hiệp định liên kết kinh tế. Dấu ấn đặc biệt là Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch 1947 (GATT 1947)

Hệ thống hiệp định điều chỉnh TMHH:

Trong WTO

Căn cứ: Theo Phụ lục 1A Hiệp định Marakesh, bao gồm:

Hiệp định chung về Thuế quan và thương mại 1994- GATT 1994

Hàng rào kỹ thuật: Hiệp định về Các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (Hiệp định TBT); Hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS)

Quản lý nhập khẩu: Hiệp định ILP; ROO

Hải quan: Hiệp định PSI, ACV

Các biện pháp phòng vệ thương mại: ADP; SCM; ASG

Chuyên ngành: AOA; ATC

Đầu tư: TRIMS

Bên cạnh các hiệp định, PL về TMHH còn tồn tại trong các cam kết các QG thành viên VD: Biểu cam kết của VN

Ngoài WTO: Hiệp định song phương, Hiệp định đa phương khác như CPTPP, EVFTA, BTA, NAFTA

=> Trong hệ thống hiệp định điều chỉnh TMHH trên: GATT: Hiệp định thuế quan; các hiệp định còn lại là Hiệp định phi thuế quan

2. Thuế quan

a, Khái niệm: Thuế quan là một loại thuế đánh vào hàng hóa trước khi chúng được bán ra khỏi lãnh thổ một nước (xuất khẩu) hoặc được nhập vào trong nước qua một cửa khẩu (nhập khẩu).  => Thuế xuất nhập khẩu  

Việt Nam: Thuế hải quan (Tổng Cục Hải Quan thu)

=> Hệ thống cơ quan thuế (thuộc Bộ tài chính) k thu loại thuế này, mà là tổng cục hải quan.

b, Vai trò thuế quan: 

Đem lại nguồn thu nhập cho ngân sách: Đây là điều tất yếu. Thuế là nguồn thu cho ngân sách chủ yếu và nuôi sống bộ máy nhà nước.

Bảo hộ sản xuất trong nước: là vai trò trực tiếp liên quan đến loại thuế này. Thuế đánh vào => giá trị hàng hóa tăng => sức cạnh tranh sẽ giảm => tăng khả năng mở rộng thị trường của ngành sản xuất nội địa 

Điển hình là khi áp dụng thuế chống bán phá giá, hay thuế đối kháng (khi có hành vi vi phạm xảy ra). Trường hợp không có hành vi vi phạm vẫn có thể áp thuế, VD như khi A cảm thấy nền sx của mình còn quá non trẻ, chưa đủ sức để cạnh tranh, khi đó A sẽ thỏa thuận đàm phán để đạt một mức thuế quan cao, để khi hàng hóa nước ngoài vào sẽ khó cạnh tranh hàng hóa trong nước hơn, như vậy cơ hội phát triển cho ngành sản xuất đó ở trong nước sẽ nhiều hơn

=> Thuế là công cụ bảo hộ dễ tính toán nhất, vì hàng hóa là hàng hóa hữu hình, đơn vị và số lượng đều có thể cân nhắc và tính toán. Vì vậy nên rất dễ để tính. Trong lịch sử hoạt động TMQT, công cụ thuế quan là một công cụ phổ biến nhất, dễ sử dụng nhất.

Làm cơ sở để đàm phán đa phương ở cấp độ khác nhau: Vì thuế quan có khả năng trở thành công cụ để bảo hộ sx trong nước, nên ng ta mới đặt nó lên bàn cân trong vòng đàm phán để xem xem mức độ bảo hộ của a đến đâu thì chấp nhận đc/ dự định sẽ mở cửa đến đâu

Mục tiêu xa nhất của các quốc gia khi đàm phán, là hướng đến tự do hóa, giảm đến mức tối đa rào cản. Tuy nhiên, thuế quan sẽ cản trở tự do hóa. Vì vậy người ta phải đàm phán sử dụng thuế quan ntn để đạt được mục tiêu chung là tự do hóa, nên trong các vòng đàm phán phải nói đến vấn đề thuế quan

Phục vụ các mục tiêu phi kinh tế: 

c, Cam kết ràng buộc thuế quan: Là cam kết của thành viên về cắt giảm thuế nhập khẩu (cam kết về ưu đãi)

Biểu cam kết ràng buộc thuế quan: Danh mục thuế quan ràng buộc, Danh mục thuế quan ưu đãi; Biểu nhân nhượng thuế quan (Điều II GATT 1994) 

=> Tại sao gọi là cam kết? => kết quả đàm phán về cắt giảm thuế quan với mục đích tự do hóa (tự do hóa bằng cách cắt và xóa bỏ hàng rào thuế quan). Đàm phán được các quốc gia ghi nhận đưa vào các hiệp định, mà các hiệp định này có tính chất ràng buộc pháp lý=> cam kết này trở thành thứ mang tính chất bắt buôc đối với các bên, như 1 lời hứa, lời cam kết. Vì sau, sau này có tập hợp của các cam kết này là danh mục cam kết thuế quan ràng buộc/ biểu cam kết ràng buộc thuế quan.

Hiệu lực pháp lý của biểu cam kết 

Hiệp định GATT: hiệp định đa biên (ràng buộc tất cả các thành viên)

=> biểu cam kết có tính chất ràng buộc với tất cả thành viên của WTO (khoản 7 điều II GATT) 

=> Hiệu lực pháp lý của nó gắn với hiệp định.

d, Thuế suất ràng buộc: là thuế suất ưu đãi mà các nước đã thỏa thuận với nhau sau mỗi vòng đàm phán

e, Danh mục thuế quan ràng buộc = danh mục thuế quan ưu đãi: 

Mỗi loại hàng hóa sẽ có 1 thuế suất ràng buộc/ thuế suất ưu đãi. Tập hợp tất cả mức thuế suất cuar tất cả loại hàng hóa khác nhau gọi là danh mục thuế quan ràng buộc.

 Danh mục và biểu cam kết có gì khác nhau? => là một 

f, Thuế suất trần: đa số các mặt hàng sẽ có thuế suất ràng buộc. Tuy nhiên, với một số quốc gia đặc biệt, người ta có đề xuất rằng, với một số loại hàng hóa, có thể do vấn đề về lợi thế (tuyệt đối hoặc so sánh...), hoặc vì điều kiện phát triển kinh tế xã hội của họ, họ muốn duy trì mức thuế nào đó cao hơn bình thường, có thể tăng đến mức thuế trần đó.

=> ý nghĩa thuế suất trần: tự do hóa thuế quan nhưng không triệt tiêu sự bảo hộ.

3. Biện pháp phi thuế quan

a, Khái niệm: là những biện pháp ngoài thuế quan, có liên quan hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến sự luân chuyển hàng hóa giữa các nước

Các loại: hạn ngạch, hạn ngạch thuế quan, quy định về cấm nhập khẩu, quy định về giấy phép xuất nhập khẩu, quy định về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu...

b, Hàng rào phi thuế quan: Là những biện pháp phi thuế quan được các nước áp dụng để hạn chế sự xâm nhập của hh nước ngoài vào thị trường trong nước => Sử dụng các biện pháp này để làm rào cản sự thâm nhập của hàng hóa nước ngoài

Không triệt tiêu đc hàng rào phi thuế quan ngay do trình độ phát triển của các nước khác nhau. Nếu mở toang ngay luôn ngành hàng sx trong nước mà chưa phát triển sẽ bị triệt tiêu ngay lập tức. Chính vì vậy trong các đàm phán ngta gọi là thương mại và phát triển, tức là có tính đến sự phát triển của các quốc gia thành viên.

Để điều chỉnh thì phải làm gì?  Xây dựng các hiệp định về việc sử dụng các biện pháp phi thuế quan để hạn chế việc bảo hộ bằng các biện pháp này (hiệp định GATT, TBT, SPS, PSI, ILP...).


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem