SO SÁNH CÔNG CHỨC VIỆT NAM VỚI CÔNG CHỨC CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC (TÀI LIỆU THAM KHẢO LUẬT HỌC SO SÁNH)

Ngày đăng 04/01/2023
115 Lượt xem

Tác giả

Nói đến công chức, viên chức là nói đến những người đang thực hiện quyền và nghĩa vụ nhân danh quyền lực nhà nước nhằm phục vụ người dân và xã hội hay còn gọi là hoạt động công vụ. Trách nhiệm công vụ là việc cán bộ, công chức, viên chức tự ý thức về quyền và nhiệm vụ được phân công cũng như bổn phận phải thực hiện các quyền và nhiệm vụ đó. Công vụ là hoạt động mang quyền lực mang tính quyền lực – pháp lý được thực thi bởi đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hoặc những người được nhà nước trao quyền nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, phục vụ nhân dân.

Về phương diện chính trị - xã hội, trách nhiệm công vụ có mục đích bảo vệ chế độ xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích của nhân dân, của cơ quan, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, thực hiện đúng pháp luật và đạt được kết quả tốt nhất, với chi phí thấp nhất, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân.

Về phương diện pháp luật – hành chính, trách nhiệm công vụ thể hiện yêu cầu bắt buộc của của chủ thể quyền lực đối với cơ quan, cá nhân được ủy quyền.

Một nền công vụ hiệu lực, hiệu quả đều dựa trên cơ sở đề cao tính trách nhiệm với tinh thần tận tụy, mẫn cán và làm tròn bổn phận của cán bộ, công chức. Với ý nghĩa quan trọng như vậy, bất kỳ nhà nước nào cũng phải xây dựng một nền công vụ hiệu lực, hiệu quả và nhấn mạnh đến vấn đề trách nhiệm công vụ.

Tổ chức được một nền hành chính, công vụ có thể mang lại hiệu lực và hiệu quả cao nhất là mong muốn của bất cứ một quốc gia nào. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện lịch sử và hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước mà nền hành chính, công vụ của từng nước có thể là tương đồng nhau, không giống nhau, thậm chí là hoàn toàn khác nhau. Việc nghiên cứu tìm hiểu và so sánh giữa các nền hành chính đó với nhau để tìm thấy những điểm giống và khác, tích cực và hạn chế,… của chúng và trong mối tương quan giữa chúng với các nền hành chính khác là một công việc cần được thực hiện một cách nghiêm túc và khoa học, đặc biệt là ở những quốc gia chưa có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức quản lý cũng như xây dựng nền hành chính hiệu quả, như Việt Nam.


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem