SO SÁNH CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DSU CỦA WTO VÀ ISDS CỦA EVFTA (TÀI LIỆU THAM KHẢO HIỆP ĐỊNH GATT CỦA WTO)

Ngày đăng 15/04/2023
103 Lượt xem

Khái quát về cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO

Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO là sự kế thừa các qui định về giải quyết tranh chấp đã từng phát huy tác dụng tích cực gần 50 năm qua trong lịch sử GATT 1947. Rút kinh nghiệm từ những bất cập trong cơ chế cũ, một số cải tiến căn bản về thủ tục đã được đưa vào cơ chế mới, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao tính chất xét xử của thủ tục này cũng như tăng cường tính ràng buộc của các quyết định giải quyết tranh chấp.

Mục tiêu căn bản của cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO là nhằm “đạt được một giải pháp tích cực cho tranh chấp”, và ưu tiên những “giải pháp được các bên tranh chấp cùng chấp thuận và phù hợp với các Hiệp định liên quan”. Xét ở mức độ rộng hơn, cơ chế này nhằm cung cấp các thủ tục đa phương giải quyết tranh chấp thay thế cho các hành động đơn phương của các quốc gia thành viên vốn tồn tại nhiều nguy cơ bất công, gây trì trệ và xáo trộn sự vận hành chung của các qui tắc thương mại quốc tế.

Qua hơn một thập kỷ thực hiện, cơ chế giải quyết tranh chấp này đã tỏ rõ ưu thế của mình trong việc giải quyết có hiệu quả các tranh chấp giữa các quốc gia trong khuôn khổ WTO. Hiệu quả này đạt được chủ yếu dựa trên các qui định hết sức chặt chẽ về thủ tục được nêu tại các văn bản (nguồn) khác nhau, cơ chế thông qua quyết định mới (cơ chế đồng thuận phủ quyết), các cơ quan chuyên môn độc lập với các thời hạn cụ thể. Không phải ngẫu nhiên mà cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO được coi là một trong những thành công cơ bản của Vòng đàm phán Urugoay.

Giống nhau

Chủ thể tham gia tranh chấp: Ngoài các bên tranh chấp, đều có sự xuất hiện của bên thứ ba

Cơ chế 2 cấp xét xử: sơ thẩm và phúc thẩm

Kết quả làm việc của cấp phúc thẩm có thể giữ nguyên, sửa đổi hoặc đảo ngược lại các kết luận cấp sơ thẩm

Thành viên của cấp phúc thẩm đều nhiệm kì 4 năm. Có thể tái bổ nhiệm

Không phải mọi vụ việc đều được công khai, mà được thực hiện theo nguyên tắc bí mật, những phần nào đã được các quốc gia cho phép thì mới được công bố. (Vì có thể liên quan đến bí mật quốc gia

Khác nhau

 

Tiêu chí

DSU

ISDS

Cấp xét xử

Ban hội thẩm: 3-5 thành viên.

Các thành viên Ban hội thẩm được lựa chọn trong số các quan chức chính phủ hoặc các chuyên gia phi chính phủ không có quốc tịch của một Bên tranh chấp hoặc của một nước cùng là thành viên trong một Liên minh thuế quan hoặc Thị trường chung với một trong các nước tranh chấp

Cơ quan phúc thẩm: 7 thành viên

Tuy nhiên, việc xét xử phúc thẩm trong từng vụ việc chỉ do 3 thành viên SAB thực hiện một cách độc lập

 

Hội đồng tài phán sơ thẩm: bao gồm 9 thành viên (3 thành viên mang quốc tịch một trong số các nước EU, 3 thành viên mang quốc tịch VN, 3 thành viên mang quốc tịch nước thứ 3)

Hội đồng thành viên phúc thẩm: 6 thành viên

( 2 thành viên mang quốc tịch một trong số các nước EU; 2 thành viên mang quốc tịch VN, 2 thành viên mang quốc tịch nước thứ 3)

Chủ thể tham gia tranh chấp

Doanh nghiệp không thể tiến hành GQTC, chỉ dành cho các thành viên của WTO

Ngoài chủ thể là các bên tranh chấp và bên thứ ba, chủ thể tham gia tranh chấp còn có Amicus curiae: tham gia tư vấn cho các bên

Các quốc gia ký kết hiệp định, các nhà đầu tư mang quốc tịch của nước ký kết được trao quyền khởi kiện chính phủ nước tiếp nhận khoản đầu tư của họ

 

Cơ sở pháp lý

Cơ sở pháp lý của DSU: các qui định rời rạc về giải quyết tranh chấp Hiệp định GATT của WTO

Cơ sở pháp lý của ISDSL đa dạng và phức tạp: bao gồm điều khoản giải quyết tranh chấp tại 3000 điều ước về đầu tư, trong các công ước quốc tế (Công ước ICSID và Công ước New York) và các quy tắc trọng tài. Phần lớn các Hiệp định đầu tư song phương đều quy định về ISDS và gần đây các tranh chấp ISDS cũng được khởi kiện dựa trên các BITs này.

Nguyên tắc bình đẳng

Được áp dụng trong tất cả giai đoạn của quá trình GQTC

+ Bình đẳng giữa các thành viên WTO

+Bình đẳng giữa các Hội thẩm viên, thành viên cơ quan phúc thẩm

 

Cơ chế này gây ra bất bình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài (do chỉ nhà đầu tư nước ngoài được quyền kiện Nhà nước theo cơ chế này)

Cơ chế kiện/ khiếu nại

Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO này là bắt buộc đối với tất cả các quốc gia thành viên theo đó mỗi thành viên có khiếu nại, tranh chấp với thành viên khác buộc phải đưa tranh chấp ra giải quyết bằng cơ chế này. Quốc gia thành viên bị khiếu nại không có cơ hội lựa chọn nào khác là chấp nhận tham gia giải quyết tranh chấp theo các thủ tục của cơ chế này

Các nhà đầu tư trong nước không được phép sử dụng cơ chế kiện trực tiếp Nhà nước ra trọng tài quốc tế này mà vẫn phải tuân thủ các cơ chế khiếu nại, khiếu kiện hiện hành của pháp luật Việt Nam.


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem