QUỐC HỮU HÓA TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ (TÀI LIỆU THAM KHẢO LUẬT PHÁP QUỐC TẾ)

Ngày đăng 07/01/2023
330 Lượt xem

I. Khái quát chung về vấn đề quốc hữu hóa.

 1. Khái niệm

 Quốc hữu hóa (Nationalization) là hành vi đơn phương của nhà nước nhằm thay đổi chủ sở hữu đối với tài sản hay lĩnh vực kinh tế cụ thể. Theo đó, thông qua đạo luật quốc hữu hóa do nhà nước ban hành, nhà nước cưỡng bức chuyển các tài sản hay lĩnh vực kinh tế là đối tượng của đạo luật quốc hữu hóa đang thuộc sở hữu tư nhân (cá nhân hay tổ chức) thành sở hữu nhà nước.

Hay quốc hữu hóa là việc một quốc gia tước quyền sở hữu tài sản (công cụ và tư liệu sản xuất, ruộng đất, hầm mỏ, xí nghiệp, ngân hàng, phương tiện giao thông…) của một cá nhân hoặc một tổ chức để chuyển tài sản đó thuộc quyền sở hữu quốc gia. Trong một số trường hợp, tài sản bị quốc hữu hóa là các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài, và hậu quả sẽ có những vấn đề pháp lý phát sinh vượt quá thẩm quyền của tòa án địa phương. Quốc hữu hóa phải được hiểu dưới hai góc độ: có bồi thường và không được bồi thường. Quốc hữu hóa mà không bồi thường gọi là tịch thu hay sung công.


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem