PHÂN TÍCH NỘI DUNG QUYỀN SỞ HỮU TRONG TƯ PHÁP LA MÃ (TÀI LIỆU THAM KHẢO LUẬT PHÁP QUỐC TẾ)

Ngày đăng 15/01/2023
629 Lượt xem

  1. Quyền sở hữu trong tư pháp La Mã
  1. Khái niệm quyền sở hữu

Sự phát triển của chế độ chiếm hữu nô lệ và đầu cơ đã thúc đẩy quá trình biến động của tư hữu. Trước hết điều đó được thể hiện trong việc tầng lớp giàu có càng ngày càng ra sức chiếm giữ đất, mặc dầu họ chỉ được quyền sử dụng đất công. Với quyền lực của mình, họ biến sự sử dụng tạm thời thành quyền sở hữu riêng đối với đất công. Luật La Mã dùng thuật ngữ dominium và sau này là thuật ngữ proprietas để chỉ quyền sở hữu. Quyền sở hữu được chia thành quiritarian – quyền dành riêng cho công dân La Mã và bonitarian – quyền sở hữu của các cá nhân khác. Quyền sở hữu được hiểu là tập hợp một số quyền năng cụ thể của chủ sở hữu mà pháp luật quy định. Luật La Mã không đưa ra một khái niệm chính xác về quyền sở hữu, tuy nhiên những quyền năng cơ bản của chủ sở hữu đã được các luật gia đưa ra. Những quyền năng đó bao gồm: Quyền sử dụng vật là quyền khai thác những lợi ích kinh tế từ vật phù hợp với tính năng, tác dụng của vật đó; quyền thu nhận thành quả và lợi nhuận về nguyên tắc chủ sở hữu là người hưởng thành quả và lợi nhuận từ tài sản thuộc sở hữu của mình; quyền định đoạt vật bao gồm định đoạt số phận thực tế cũng như số phận pháp lý của vật; quyền chiếm hữu vật và quyền đòi lại vật. Quyền sở hữu trong Luật La Mã được coi là vật quyền lớn nhất, cho phép chủ sở hữu có đầy đủ các quyền năng đối với vật. Quyền sở hữu cũng là cơ sở cho việc tạo lập nên các vật quyền chính khác. Chủ sở hữu là người có đầy đủ các quyền sử dụng, thu hoa lợi và định đoạt vật; khi chủ sở hữu cho phép một người có quyền sử dụng và thu hoa lợi từ vật của mình thì người đó có quyền hưởng dụng trên vật, còn người sử dụng thì chỉ có một quyền năng đó là sử dụng vật. Quyền sở hữu được Luật La Mã thừa nhận là vật quyền, bởi vậy nó mang các đặc điểm: tính tuyệt đối, tính độc quyền và tính vĩnh viễn.


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem