PHÂN TÍCH KHOẢN NỢ CỦA YUGOSLAVIA VỚI IMF VÀ WB (TÀI LIỆU THAM KHẢO THƯƠNG MẠI, NGÂN HÀNG)

Ngày đăng 11/01/2023
117 Lượt xem

  1.  Khoản nợ của Nam Tư với IMF và WB

Kể từ đầu những năm 1980, khi Nam Tư gặp phải các vấn đề nghiêm trọng về việc trả nợ, trên cơ sở các thỏa thuận với IMF, Nam Tư đã ký kết một số thỏa thuận tái cơ cấu với các chủ nợ song phương (Paris Club) và với các ngân hàng thương mại (London Club)

Một mặt thâm hụt tài khoản vãng lai ngày càng tăng, và mặt khác là các chính sách kinh tế không phù hợp và không đúng lúc. nên Tính đến năm 1991, Nợ nước ngoài của Nam Tư đã lên đến hơn 15 tỷ USD và số nợ đó đã được chia thành nợ chưa phân bổ (3,1 tỷ USD tính đến năm 1991) và nợ đã phân bổ cho các nước cộng hòa (12,2 tỷ USD). 

Đến cuối năm 1991, khi lần lượt các nước tách ra tuyên bố độc lập, Cộng hòa liên bang xã hội chủ nghĩa Nam Tư (SFRY) trên thực tế đã bị giải thể. Mặc dù vậy nhưng khoản nợ của quốc gia mẹ SFRY với IMF và WB vẫn còn đó. Vì vậy IMF đã quyết định chia nợ cho các nước hình thành sau khi SFRY hay còn gọi là Nam Tư cũ tan rã và các nước tách ra từ Nam Tư cũ có quyền lựa chọn kế thừa chọn lọc theo Luật Quốc tế. 

Do vậy, các quốc gia đó sẽ không phải kế thừa toàn bộ nghĩa vụ của quốc gia cũ, tức là sẽ có quyền không trả khoản nợ mà Nam Tư cũ để lại. 

Tuy nhiên, IMF, WB tuyên bố sự công nhận của họ với các quốc gia này là sự công nhận De Facto hay còn gọi là sự công nhận có điều kiện, và IMF, WB chỉ công nhận các nước trên là một quốc gia độc lập khi nào mà các quốc gia đó thanh toán cho IMF, WB khoản nợ này. Và nếu các quốc gia quyết định không trả khoản nợ này thì họ sẽ mất tư cách thành viên của IMF, WB và không được IMF, WB công nhận là 1 quốc gia độc lập.


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem