NGUYÊN TẮC ĐỐI XỬ QUỐC GIA - NT (TÀI LIỆU THAM KHẢO LĨNH VỰC PHÁP LUẬT, HIỆP ĐỊNH CHUNG VỀ THYẾ QUAN VÀ THƯƠNG MẠI)

Ngày đăng 07/05/2023
636 Lượt xem

Nguyên tắc này giúp mở cửa thị trường và tự do hóa thương mại. Nó thiết lập các nghĩa vụ đối với các quốc gia trong việc đối xử bình đẳng giữa hàng hóa nội địa và hàng hóa nhập khẩu. Nguyên tắc NT cũng được sử dụng để bảo hộ các sản phẩm sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc tế.

Nếu so sánh nguyên tắc NT và nguyên tắc MFN, thì nguyên tắc NT áp dụng đối với hàng hóa khi đã qua cửa khẩu, đảm bảo sự đãi ngộ giữa các hàng nhập khẩu và hàng trong nước, còn nguyên tắc MFN sẽ chi phối các chính sách thương mại hàng hóa trước khi nhập khẩu vào một thị trường. Nhìn chung, NT tạo ra sự bình đẳng về điều kiện cạnh tranh giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa trong nước; MFN tạo sự bình đẳng với các hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia khác nhau.

? MFN là đối xử giữa những người khách với nhau, còn NT là đối xử bình đẳng giữa người khách và người nhà, vậy nguyên tắc nào khó thực hiện hơn?

Trả lời: Nguyên tắc đối xử QG (NT) khó thực hiện hơn rất nhiều. Vì trong thương mại quốc tế, có tự do hóa thương mại và cũng có bảo hộ mậu dịch, bất cứ quốc gia nào cũng phải bảo hộ mậu dịch ở mức độ nào đó, tức là phải bảo hộ nền sản xuất trong nước, hay nói chính xác hơn đó là bảo vệ lợi ích của công nhân nước mình. Trên thực tế, mặc dù các nước đã cam kết thực hiện nguyên tắc đối xử quốc gia, nhưng thường dựng lên những rào cản kỹ thuật tinh vi để bảo hộ nền sản xuất trong nước, nghĩa là tránh thực hiện nguyên tắc đối xử quốc gia một cách tinh vi và khó nhận biết. Vì vậy, nguyên tắc tối huệ quốc dễ dàng được các quốc gia thông qua trong khi nguyên tắc đối xử quốc gia lại là mục tiêu của các cuộc đàm phán rất căng thẳng giữa các quốc gia. Nguyên tắc đối xử quốc gia là sự thể hiện rõ nhất của tự do hóa thương mại.

Khái quát nguyên tắc NT

Trong hoàn cảnh thông thường, các thành viên của WTO không được phép đối xử phân biệt giữa “sản phẩm tương tự”/ “sản phẩm cạnh tranh hoặc có khả năng thay thế trực tiếp” của đối tác thương mại nước ngoài và trong nước.

Điều III, GATT 

Là sự không phân biệt đối xử giữa sản phẩm nội địa và sản phẩm của thành viên trong WTO 

Hàng hóa được hưởng MFN phải là sản phẩm tương tự”/ “sản phẩm cạnh tranh hoặc có khả năng thay thế trực tiếp” 

Các thành viên WTO được hưởng NT ngay lập tức và vô điều kiện

VD: Trước khi gia nhập WTO, Việt Nam áp thuế tiêu thụ đặc biệt 30% đối với thuốc lá nội địa, áp mức thuế tiêu thụ đặc biệt 60% đối với thuốc lá nhập khẩu từ Thái Lan, Đức. Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam phải áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá nội địa, rượu nhập khẩu từ Thái Lan, Đức như nhau, đều là: 30% nếu như các sản phẩm thuốc là là tương tự nhau. 

Phạm vi áp dụng

Điều III GATT đòi hỏi các thành viên của WTO đối xử không phân biệt trong phạm vi dưới đây: 

Áp thuế nội địa, phí nội địa 

VD: thuế TTĐB, thuế VAT...

Áp dụng các quy định pháp luật liên quan đến mua bán hàng nhập khẩu trong nội địa, vận tải, phân phối hàng nhập khẩu (quy chế mua bán) 

VD: Hàn Ouốc quy định thịt bò nhập khẩu phải bán tại 1 số cửa hàng và phải ghi rõ là thịt bò nhập khẩu. Thịt bò Hàn Quốc và thịt bò nhập khẩu phải để ở 2 quầy khác nhau. Thực tế, thịt bò Hàn Quốc được ưa chuộng nhiều hơn so với thịt bò nhập khẩu. Khi Hoa Kỳ nhập khẩu thịt bò vào Hàn Quốc, thì Hoa Kỳ nói rằng việc bán lẻ hệ thống thịt bò như vậy tạo ra 1 sự đối xử không công bằng và gây bất lợi cho sản phẩm nhập khẩu, nên Hoa Kỳ đã kiện lên cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO về nội dung: Hàn Quốc đã vi phạm nguyên tắc NT theo hiệp định GATT. 

Như vậy chúng ta thấy rằng, với việc mua bán, việc bán lẻ như vậy cũng là 1 phạm vi trong áp dụng nguyên tắc NT. Về vụ thịt bò Hàn Quốc, việc bán lẻ đã gây ra sự phân biệta đối xử với hàng hóa nhập khẩu, vì một phần do thói quen của người tiêu dùng Hàn Quốca (ưa chuộng thịt bò Hàn Quốc hơn)

Yêu cầu về hàm lượng nội địa trong việc pha trộn, gia công, sử dụng sản phẩm (quy chế số lượng/ hàm lượng nội địa/ tỉ lệ nội địa hóa) 

VD: Liên quan đến việc sản xuất ô tô. Có những thành viên quy định rằng, ô tô đó phải bao gồm ít nhất 30-40% phụ tùng nội địa thì mới được hưởng 1 mức thuế ưu đãi. Nếu tỉ lệ này thấp hơn 30-40% thì sẽ được hưởng mức thuế cao hơn => tạo ra sự phân biệt đối xử trong số lượng, vi phạm nguyên tắc NT.

b, Sản phẩm tương tự và sản phẩm có khả năng cạnh tranh thay thế trực tiếp 

NT áp dụng đối với: 

Sản phẩm tương tự (like products) (Điều III:2 câu 1 GATT) 

 Đặc tính vật lý của các sản phẩm 

 Mục đích sử dụng của các sản phẩm 

 Sự đánh giá/yêu thích của người tiêu dùng 

 Các sản phẩm được phân loại tương tự như nhau trong biểu thuế quan của các thành viên WTO 

Sản phẩm cạnh tranh hoặc có khả năng thay thế trực tiếp (directly competitive or substitutable products) (Điều III:2 câu 2 GATT)

? Có 2 sản phẩm rượu trên thị trường. Sản phẩm rượu thuốc được áp mức thuế 40%. còn các loại rượu mạnh thì quy định pháp luật mức thuế là 80%. Như vậy, 2 sản phẩm này có được coi là sản phẩm thay thế hay sản phẩm có khả năng cạnh tranh trực tiếp hay không? Việc áp 2 mức thuế suất như vậy có vi phạm nguyên tắc NT hay không? Vì sao?

Về mục đích sử dụng: rượu thuốc để chữa bệnh, rượu mạnh để giải trí. 

Xét về các kênh mua bán, rượu thuốc hay được bán ở các cửa hàng bán rượu thuốc chuyên biệt, rượu mạnh bán ở các cửa hàng. 

Ngoài ra có thể xét thêm về thói quen tiêu dùng

=> Không phải sản phẩm tương tự 

 

Các bước xác định sản phẩm thay thế hoặc có khả năng cạnh tranh trực tiếp:

 Các sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm nội địa có phải là các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp hay có thể thay thế được hay không. 

 Các sản phẩm có được “áp thuế tương tự” hay không 

 Xác định xem liệu việc áp thuế có nhằm “tạo ra sự bảo hộ” hay không. 

c, Ngoại lệ của nguyêna tắc NT

Các trường hợp ngoại lệ chung (Điều XX GATT)

Ngoại lệ liên quan đến an ninh (Điều XXI GATT)

Ngoại lệ trong trường hợp mất cân bằng cán cân thanh toán quốc tế (Điều XII, Điều XVIII: B GATT)

Trường hợp miễn trừ nghĩa vụ (Điều IX:3 Hiệp định Marrakesh)

thành lập khu vực thương mại tự do và liên minh hải quan (Điều XXIV GATT)

thực hiện “điều khoản không áp dụng” (“Non-Application Clause”) (Điều XXXV GATT)

Một số ngoại lệ riêng biệt 

Mua sắm Chính phủ Điều III: 8a GATT 

Cung cấp các khoản tiền trợ cấp cho các nhà sản xuất trong nước Điều III: 8b GATT 

Hỗ trợ nhằm mục đích bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ trong nước Điều XVIII mục C, GATT.


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem