MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ (TÀI LIỆU THAM KHẢO LĨNH VỰC PHÁP LUẬT - GATS)

Ngày đăng 05/05/2023
117 Lượt xem

MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ

Chưa cam kết có mức độ cao hơn không hạn chế

KHẲNG ĐỊNH NÀY LÀ ĐÚNG

“Không hạn chế” tức là các thành viên sẽ không đưa ra bất cứ hạn chế nào về việc tiếp cận thị trường hay đối xử quốc gia => Mở cửa hoàn toàn, k có biện pháp cản trở hay hạn chế sự xâm nhập của các DV vào thị trường nước mình 

“Chưa cam kết” tức là các thành viên có thể duy trì khả năng đưa ra các biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường or đối xử quốc gia => Tùy thời điểm, nếu cảm thấy cần phải có các bp cần thiết để kiểm soát sự lưu chuyển DV thì vẫn có thể đặt ra

=> Mức độ cam kết của “chưa cam kết” rủi ro rất cao đối với các đối tác của 1 bên, nếu như mức độ cam kết của họ là chưa, vì chính sách TMQT của họ về cơ bản là biến động. 

=> Khẳng định này là đúng. 

Trong biểu cam kết dịch vụ, khi xem xét một ngành dịch vụ, cam kết chung chỉ được áp dụng khi có cam kết cụ thể

KHẲNG ĐỊNH NÀY LÀ SAI

Các cam kết này tồn tại song song với nhau, không loại trừ mà bổi sung cho nhau, do vậy không có cam kết cụ thể thì vẫn sẽ áp dụng cam kết chung

Không có bất kỳ hạn chế nào được áp dụng trong phần cam kết cụ thể ghi mức độ cam kết của một phương thức cung cấp dịch vụ là “không hạn chế”

KHẲNG ĐỊNH NÀY LÀ SAI

Trong biểu cam kết dịch vụ có thể áp dụng đồng thời cam kết chung và cam kết cụ thể, thì khi ở cam kết cụ thể có ghi mức độ cam kết của 1 phương thức cung cấp dịch vụ là “không hạn chế”, thì cũng cần xem xét đến cam kết chung, xem cam kết chung này có hạn chế gì không. Lúc này mới có thể xác định đc có thể áp dụng hạn chế nào lên phương thức cung cấp dịch vụ đó.

VD: Cam kết với DV nông nghiệp (CPC 881) có ghi k hạn chế ở cả 2 cột hạn chế thị trường và đối xử quốc gia. Tuy nhiên, ở phần footnote có đề cập chú ý rằng: k cam kết với các DV điều tra, đánh giá và khai thác rừng tự nhiên bao gồm khai thác gỗ và săn bắn, đánh bẫy động vật hoang dã quý hiếm

Có 6 biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường có thể được nêu trong cột tiếp cột thị trường của biểu cam kết dịch vụ

KHẲNG ĐỊNH NÀY LÀ ĐÚNG

Căn cứ pháp lý: khoản 2 điều 16 GATS 

Một công ty Hàn Quốc, dự định đầu tư vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn quản lý CPC 865 dưới hình thức

a, Doanh nghiệp 100% đầu tư nước ngoài

b, Bất kỳ hình thức nào trừ hình thức chi nhánh

Bước 1: Xác định mã CPC: CPC 865

Bước 2: Xác định phương thức cung cấp DV: hiện diện thương mại

Bước 3: Dựa vào biểu cam kết: xem xét cam kết cụ thể + cam kết chung 

Cam kết cụ thể

Đối với Dịch vụ tư vấn quản lý (CPC 865), theo biểu Cam kết Thương mại Dịch vụ của WTO quy định:

“Không hạn chế. Sau 3 năm kể từ khi gia nhập, cho phép thành lập chi nhánh”.

Như vậy, đối với dịch vụ tư vấn quản lý, thì không hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài. Sau 3 năm kể từ ngày gia nhập, nghĩa là đến ngày 11/01/2010, thì cho phép thành lập chi nhánh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện kinh doanh dịch vụ trên.

=> Như vậy:

- Sau 3 năm kể từ khi gia nhập, cho phép thành lập chi nhánh

- Trong vòng 3 năm đầu, không cho phép thành lập chi nhánh 

Cam kết chung quy định:

(3) Không hạn chế, ngoại trừ: Trừ khi có các quy định khác tại từng ngành và phân ngành trong Biểu cam kết này, doanh nghiệp nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại Việt Nam dưới các hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Kết luận:

ý a đúng trong mọi trường hợp

ý b chỉ đúng chỉ khi vừa mới gia nhập, trước 3 năm

Một doanh nghiệp dự kiến thành lập công ty liên doanh để cung cấp dịch vụ cho thuê máy móc và các thiết bị khác (CPC 83109). Do phương thức 3 của dịch vụ ghi là “chưa cam kết” nên Việt Nam không có nghĩa vụ phải chấp thuận đơn xin thành lập của doanh nghiệp.

Mã CPC: 83109

Phương thức 3: hiện diện thương mại

Cam kết cụ thể và cam kết chung

Dựa vào cam kết cụ thể và cam kết chung trong Biểu cam kết, ta thấy:

=> Việc quy định là “chưa cam kết” trong cam kết cụ thể có một điểm khác so với quy định về phương thức cung cấp DV số 3 ở phần cam kết chung. Nếu “chưa cam kết” quay lại cam kết chung, sẽ được phép thành lập, nhưng đây chỉ là “chưa cam kết” theo nghĩa chưa có quy định riêng biệt nào cả. Trường hợp pháp luật quốc gia có cam kết khác với cam kết chung, như cấm thành lập, thì sẽ phải áp dụng cam kết cụ thể trong pháp luật quốc gia. 

Khi cam kết cụ thể trong pháp luật quốc gia có sự khác nhau như vậy sẽ không vi phạm gì cả. Vì trong cam kết chung phương thức 3 có đề cập “trừ các quy định khác”. Như vậy, câu khẳng định trong cam kết chung này đã tạo nền tảng cho các quy định khác, nói cách khác chính là đã tuân thủ nguyên tắc chung

=> Khẳng định trên là sai. Xem pháp luật VN có quy định về vấn đề này như thế nào, từ đó xem có chấp thuận hay không.

Doanh nghiệp nước ngoài có thể thành lập chi nhánh ở Việt Nam để cung cấp dịch vụ máy tính và viễn thông ở Việt Nam

Mã CPC: DV máy tính: CPC 841-845, CPC 849; DV viễn thông: CPC 752…

Phương thức cung cấp dịch vụ: Hiện diện thương mại

Cam kết cụ thể và cam kết chung:

Cam kết cụ thể

+ DV viễn thông:

(3) Không hạn chế, ngoại trừ: Các dịch vụ không có hạ tầng mạng: Cho phép liên doanh và tự do chọn đối tác. Phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không vượt quá 65% vốn pháp định của liên doanh. 5 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực, hạn chế về vốn góp được nâng lên 75%.

Các dịch vụ có hạ tầng mạng: Cho phép liên doanh với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt Nam. Phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh. 51% là nắm quyền kiểm soát trong việc quản lý liên doanh. Trong ngành viễn thông, các nhà đầu tư nước ngoài tham gia các hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) sẽ có thể ký mới thỏa thuận hiện tại hoặc chuyển sang hình thức hiện diện khác với những điều kiện không kém thuận lợi hơn những điều kiện họ đang được hưởng.

+ DV máy tính: (3) Không hạn chế, ngoại trừ: Trong vòng 2 năm kể từ ngày gia nhập WTO, các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài chỉ được cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Sau 3 năm kể từ khi gia nhập, cho phép thành lập chi nhánh. 

Cam kết chung 

(3) Không hạn chế, ngoại trừ: Trừ khi có quy định khác tại từng ngành và phân ngành cụ thể của Biểu cam kết này, doanh nghiệp nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới các hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam nhưng các văn phòng đại diện không được tham gia vào các hoạt động sinh lợi trực tiếp. Chưa cam kết việc thành lập chi nhánh, trừ khi có quy định khác tại từng ngành và phân ngành cụ thể của Biểu cam kết này.

Kết luận:

Về DV máy tính, hoàn toàn có thể thành lập chi nhánh

Về DV viễn thông, cam kết cụ thể không đề cập đến thành lập chi nhánh. Dựa vào cam kết chung, không hạn chế, ngoại trừ “chưa cam kết việc thành lập chi nhánh, trừ khi có quy định khác…”, nghĩa là nếu đã có cam kết thành lập chi nhánh sẽ bị hạn chế, nhưng trong cam kết cụ thể không đề cập. Như vậy sẽ được thành lập chi nhánh DV viễn thông.


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem