Giới thiệu về một án lệ điển hình có liên quan đến vấn đề miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của CISG (Tài liệu tham khảo công ước viên 1980)

Ngày đăng 19/04/2023
1883 Lượt xem

Tác giả

1. Tóm tắt vụ tranh chấp:

• Các bên tham gia tranh chấp và giải quyết tranh chấp

- Nguyên đơn: Công ty Macromex Srl (người mua Rumani);

- Bị đơn: Công ty Globex International (người bán Mỹ).

- Cơ quan giải quyết tranh chấp: Trung tâm Trọng tài Quốc tế giải quyết tranh chấp ICDR – International Centre for Dispute Resolution thuộc Hiệp hội Trọng tài Hoa Kỳ AAA – American Arbitration Association.

• Sự kiện pháp lý

- Ngày 14/4/2006, Globex kí hợp đồng cung cấp 112 container thịt gà cho công ty Macromex Srl (sau đây gọi là “Macro” hoặc “Nguyên đơn”) ở Rumani. Việc mua bán giữa hai bên được thực hiện thông qua 4 đơn hàng và giao theo 4 đợt với thời gian cụ thể. Tất cả lô hàng phải được giao chậm nhất là vào ngày 29/5/2006.

- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, do sự bùng phát của dịch cúm gia cầm nên chính phủ Rumani đã ra lệnh cấm nhập khẩu thịt gà chưa được chứng nhận về chất lượng và kiểm dịch vào lãnh thổ Rumani kể từ ngày 7 tháng 06 năm 2006. Từ trước đó, do tình hình thị trường thịt gia cầm có biến động nên người bán đã bị chậm trễ thời gian giao hàng của đơn hàng cuối cùng. Nay do lệnh cấm của Chính phủ Rumani nên người bán Mỹ không thể tiến hành giao hàng vào lãnh thổ Rumani cho người mua.

- Macro sau đó đã yêu cầu Globex giao lô hàng này đến một số cảng ở Gruzia, một nước gần kề Rumani. Những nhà cung cấp khác của Macro trong trường hợp tương tự cũng đã giao hàng đến các cảng này theo đề nghị của Macro. Tuy nhiên Globex từ chối yêu cầu trên và sau đó đã bán lô hàng trên cho một người mua khác.

- Macro kiện Globex ra Hiệp hội Trọng tài Hoa Kỳ (AAA) yêu cầu bồi thường thiệt hại phát sinh từ việc giao hàng thiếu nói trên.

• Vấn đề pháp lý

Vấn đề pháp lý chính cần xác định: Việc bị đơn giao đơn hàng cuối chậm trễ có thuộc trường hợp được quy định tại điều 79 CISG 1980 về trường hợp miễn trách hay không. Cụ thể cần làm rõ:

- Lệnh cấm nhập khẩu do Chính phủ Rumani đưa ra một cách bất ngờ có phải là một sự kiện vượt quá tầm kiểm soát của Bị đơn và không thể lường trước một cách hợp lí tại thời điểm kí hợp đồng không?

- Tại thời điểm ký kết hợp đồng, các bên có buộc phải thấy trước hay tính tới sự bùng phát mạnh của dịch cúm gia cầm hay hệ quả là lệnh cấm của chính phủ không?

- Việc người bán từ chối vận chuyển hàng hóa đến một cảng nằm ngoài Rumani để khắc phục hậu quả có vi phạm nguyên tắc thiện chí và đề nghị này của người mua có được coi là một “thay thế thương mại hợp lý” nhằm khắc phục hệ quả của trở ngại hay không?

- Liệu lệnh cấm nhập khẩu có phải là trở ngại duy nhất dẫn đến vi phạm hợp đồng (giao hàng thiếu) của Bị đơn hay không?

Nếu các điều kiện trên không thỏa mãn và lệnh cấm này không được coi là một miễn trách theo điều 79 CISG thì việc không giao hàng của người bán sẽ cấu thành một vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng theo Điều 25 CISG và bên bán phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

• Luật áp dụng để giải quyết tranh chấp

- Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG)

- Bộ luật Thương mại Thống nhất Hoa Kỳ (UCC).


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem