CHỦ NGHĨA CỔ ĐIỂN TRONG TÁC PHẨM LECID (LƠ-XÍT) phần 1 (TÀI LIỆU THAM KHẢO VĂN HỌC)

Ngày đăng 11/01/2023
1209 Lượt xem

  1.  Sơ lược về chủ nghĩa cổ điển

Khái niệm cổ điển được hiểu theo 3 nghĩa:

1.Những tác phẩm mẫu mực thời cổ đại (văn học Hy Lạp).

2. Những tác gia, tác phẩm ưu tú trong thời quá khứ.

3. Chỉ 1 phương pháp sáng tác (hình thành ở phương Tây thế kỉ 17 - đầu thế kỉ 18 và phương Đông thời trung đại) còn gọi là chủ nghĩa cổ điển.

II. Tác giả - tác phẩm

  1. Tác giả

1.1.  Cuộc đời

- Pierre Cornay (1606 - 1684) là nhà viết kịch, nhà thơ lớn của Pháp. Cornay sinh tại Rouen trong một gia đình trung lưu. Ông là con thứ hai trong số 8 anh chị em. Chị ông là Martha, thân mẫu của nhà văn Fontenelle và em út của ông, Thomas, cũng là thi sĩ.

- Ông theo học trường dòng Jésuite tại Rouen. Năm 1642 ông gia nhập Trạng sư đoàn của tỉnh này, nhưng ông có tài hùng biện. Tuy là thầy kiện mà không cãi được việc nào. Sau đó ông sang ngành Pháp quan và năm 1626 ông mua hai chức vụ: Biện lý hoàng gia, 1 ở ngành nông lâm và 1 ở ngành hải quân quốc gia. Ông giữ chức vụ này cho đến năm 1650, chuyển sang viết văn dưới sự bảo trợ của Richelieu.

1.2. Đặc điểm sáng tác

- Cornay có một vai trò quan trọng trong lịch sử văn học Pháp. Trước xu hướng mới của lịch sử là đòi hỏi sự thống nhất tư tưởng để xây dựng chính quyền chuyên chế, Cornay đã đáp ứng được đòi hỏi đó.

- Bi kịch Cornay giáo dục lòng yêu nước, đề cao danh dự của người công dân. Những nhân vật trong kịch của ông đều là con người anh hùng chiến thắng mọi trở ngại, cám dỗ, luôn luôn sáng suốt làm chủ lấy mình. Vì vậy những vở kịch của ông được coi là Trường đào tạo những tâm hồn cao thượng (LEùcole de Grandeur lAâme). Tư tưởng ban đầu là tin tưởng vào thời đại mới, thể hiện lý tưởng tốt đẹp của ông về một đấng minh quân và hiền thần.


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem