CÁC NHÀ KHOA HỌC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ MILTON KEYNES ĐANG THỬ NGHIỆM TẠO RA NƯỚC TỪ "BỤI MẶT TRĂNG"

Ngày đăng 11/01/2023
136 Lượt xem

Trường Đại học Mở Milton Keynes (Anh Quốc) cho biết,"bụi mặt trăng" có thể là nguồn nhiên liệu quan trọng, vật liệu xây dựng và thậm chí là nước uống cho các phi hành gia. Nhóm các nhà nghiên cứu ở Milton Keynes đang tiến hành điều tra cách con người có thể duy trì sự sống ở bên ngoài Trái đất khi đặt chân lên mặt trăng, dựa trên nghiên cứu về đất mặt trăng được phi hành gia nổi tiếng Neil Armstrong thu thập ở lần đầu tiên đặt chân lên mặt trăng vào năm 1969. Nghiên cứu sinh - Tiến sĩ Hannah Sargeant nói rằng: "Chúng tôi phải tính đến từng miligam". Các mẫu đá mặt trăng nhỏ vụn được thu thập trong sứ mệnh tàu Apollo 11 của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA được tổ chức tại Khoa Khoa học Vật lý tại Đại học Mở Milton Keynes. Các nhà khoa học hy vong rằng với sự phối hợp giữa Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cùng với các nhà khoa học người Nga, các thí nghiệm có thể diễn ra trên vùng cực Nam của Mặt trăng trong khoảng thời gian 5 năm. Khái niệm “bụi mặt trăng” này liên quan đến việc làm nóng đất làm cho phần oxy trong đất phản ứng với hydro để tạo ra nước. Theo ý kiến của bà Sargeant "Nước là một trong những tài nguyên quan trọng nhất cho việc thám hiểm không gian - không chỉ cần thiết để hỗ trợ sự sống của con người mà còn tạo ra nhiên liệu tên lửa". Các kỹ thuật mới được phát triển ở Milton Keynes đã cho thấy nồng độ nước trong một số loại đá cao hơn nhiều so với các nghiên cứu ban đầu. Giáo sư – Tiến sĩ khoa học hành tinh và thám hiểm Mahesh Anand trường Đại học Mở Milton Keynes là người tiên phong trong việc tìm kiếm nước trên Mặt trăng trong suốt 10 năm. Ông cũng đã hợp tác với các nhà khoa học ở Cologne, Đức để "làm tan" bụi mặt trăng tạo ra những viên gạch mặt trăng để sử dụng trong các dự án xây dựng trong tương lai. Đồng nghiệp nghiên cứu của ông - Tiến sĩ Simon Sheridan đã phát triển một "máy quang phổ khối" trên nguyên mẫu của máy bay mặt trăng Luvmi, được thiết kế để phát hiện ra khí trên bề mặt trong việc tìm kiếm nước. Bà Sargeant cho biết: "Việc sản xuất nước từ các khối nước đông lạnh ở các cực mặt trăng hoặc tự tạo ra nước từ các tảng đá sẽ là bước đầu tiên để thực hiện các nhiệm vụ thám hiểm không gian dài hạn như vậy."


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem