BỐI CẢNH TAN RÃ CỦA LIÊN BANG NAM TƯ CŨ VÀ SỰ KIỆN KOSOVO TUYÊN BỐ ĐỘC LẬP (TÀI LIỆU THAM KHẢO LỊCH SỬ THẾ GIỚI)

Ngày đăng 11/01/2023
131 Lượt xem

 

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai Nam Tư được tái tạo thành một nhà nước liên bang theo đường lối xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp Nam Tư lúc đó liên kết 6 nước cộng hoà vào thành một liên bang gồm Bosnia-Herzegovina, Croatia, Macedonia, Montenegro, Serbia và Slovenia. Trong đó riêng Serbia lại có hai tỉnh thực hiện quy chế tự trị là Kosovo và Vojvodina.

Đến năm 1992, nhà nước Nam Tư thống nhất bắt đầu tan vỡ dần thành từng quốc gia riêng. Và có nhiều lý do khác nhau dẫn đến sự tan rã của Liên bang Nam Tư như  do hệ thống chính trị của Nam Tư và tình hình kinh tế không ổn định cộng thêm sự xung đột đa sắc tộc.

Đầu tiên là sự kiện Slovenia và Croatia đều tuyên bố độc lập chính thức vào ngày 25 tháng 6 năm 1991. Hai ngày sau khi họ tuyên bố độc lập đã xảy ra Chiến tranh 10 ngày, giữa Slovenia và Quân đội Nam Tư. Sau mười ngày chiến tranh này, dưới sự bảo trợ của EC (tiền thân của EU), một thỏa thuận đã được ký kết giữa Slovenia, Croatia và Nam Tư. Tuy nhiên, cuộc nội chiến này vẫn ngầm diễn ra trong 6 tháng tiếp theo. Do vậy việc công nhận sớm hai nước cộng hòa ly khai có thể mở rộng và tăng cường chiến tranh. Trong thời gian này, Hoa Kỳ và EU đều trì hoãn việc công nhận Slovenia và Croatia, phải đến 7/4/1992 mới chính thức công nhận nền độc lập các quốc gia này;

<


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem