Bình luận về phương thức thực hiện tự do hoá thương mại dịch vụ của ASEAN theo quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 4 bis Hiệp định khung ASEAN

Ngày đăng 15/04/2023
132 Lượt xem

Tác giả

Phương thức thực hiện tự do hoá thương mại dịch vụ

Trong cơ cấu nền kinh tế thế giới hiện nay, dịch vụ ngày càng chiếm vị trí trọng yếu và là yếu tố đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế thế giới. Tại các quốc gia ASEAN, trung bình, dịch vụ đóng góp từ 40 đến 50% GDP mỗi năm, đặc biệt, có những quốc gia như Singapore, con số này lên tới 70%. ASEAN hiện nay là đối tác thương mại dịch vụ lớn nhất trong nhóm các khu vực đang phát triển, chiếm 4,7% về xuất khẩu và 5,7% về nhập khẩu thương mại dịch vụ của toàn thế giới1. Theo quy định tai các Điều 3, Điều 4, Điều 4 bis Hiệp định khung ASEAN về thương mại dịch vụ (AFAS) năm 1995 (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định thư năm 2003) thì phương thức thực hiện tự do hóa thương mại dịch vụ:

Thứ nhất, phương thức thực hiện tự do hóa thương mại dịch vụ chính là hạn chế và xóa bỏ các rào cản thương mại trong lĩnh vực dịch vụ. Theo quy định tại Điều 3 của hiệp định này thì:” Theo Điều I(c), các Quốc gia Thành viên sẽ thực hiện tự do hoá thương mại dịch vụ trong một số đáng kể các lĩnh vực trong một khoảng thời gian hợp lý bằng cách:

(a) xoá bỏ đáng kể các biện pháp phân biệt đối xử và các hạn chế tiếp cận thị trường hiện tại giữa các Quốc gia Thành viên; và (b) cấm các biện pháp phân biệt đối xử và các hạn chế tiếp cận thị trường mới hoặc có tính chất hạn chế và phân biệt đối xử hơn”.

Bởi vì để thực hiện viêc tự do trong thương mại dịch vụ thì trước hết cần phải xóa bỏ các rào cản và các biện pháp hạn chế tiếp cận thi trường. Có như vậy thì các nhà cung cấp dịch vụ cũng như sản phẩm dịch vụ mới có khả năng tiếp cận được thị trường trong nước.

Tiếp đến là cần phải hạn chế việc phân biệt đối xử và tiếp cận thị trường của các nhà cung cấp dịch vụ hoặc các sản phẩm dịch vụ đảm bảo một sự đối xử công bằng và không phân biệt đối với tất cả những người tham gia…, thúc đẩy hoạt động kinh tế thông qua các chính sách ràng buộc và được bảo đảm; và xúc tiến và phát triền thương mại dịch vụ thông qua các tiến trình tự do hóa cấp tiến.

Thứ hai, phương thức thực hiện tự do hóa thương mại dịch vụ tiến hành đàm phán và cam kết của các quốc gia thành viên để tiến tới đưa ra các gói cam kết cụ thể theo quy định tại Điều 4 của hiệp định với nội dung này được ghi nhận như sau:

“1. Các Quốc gia Thành viên sẽ tiến hành đàm phán về các biện pháp gây ảnh hưởng đến thương mại trong các lĩnh vực cụ thể. Các cuộc đàm phán như vậy sẽ hướng tới đạt được các cam kết vượt trên các cam kết đã được đưa vào danh mục cam kết cụ thể theo GATS của mỗi Quốc gia Thành viên, và các Quốc gia Thành viên sẽ dành cho nhau đối xử ưu đãi đối với các cam kết đó trên cơ sở MFN.

2. Mỗi Quốc gia Thành viên sẽ đưa ra các cam kết cụ thể theo Khoản 1 trong một danh mục.

3. Các quy định của Hiệp định Khung sẽ không ngăn cản bất kỳ một Quốc gia Thành viên trong việc dành các ưu đãi hoặc lợi thế cho các nước kề cận nhằm tạo điều kiện cho những trao đổi có giới hạn các dịch vụ được sản xuất và tiêu thụ tại chỗ trong các vùng biên giới liền kề.”

Trên cở sở Điều này thì các quốc gia thành viên cũng sẽ tiến hành các vòng đàm phán để đưa ra các gói cam kết theo hướng ngày càng mở rộng phạm vi các lĩnh vực dịch vụ được tự do hóa. Tính đến nay thì đã có 5 vòng đàm phán được tổ chức và có 9 gói cam kết đã được kí kết, trong đó ghi nhận những cam kết chung và cam kết chi tiết của từng nước thành viên đối với các ngành và phân ngành cụ thể. Ngoài ra, đã có 5 gói cam kết bổ sung trong lĩnh vực tài chính và 6 gói cam kết bổ sung về vận tải hàng không được các bộ trưởng tài chính và và bộ trưởng giao thông vận tải ASEAN thông qua. Việc đưa ra các cam kết này thì sẽ tăng cường mức độ cạnh tranh của các nhà cung cấp dịch vụ trong khu vực, hơn cả là đảm bảo sự đối xử giữa các quốc gia.

Đến năm 2003 Nghị định thư sửa đổi bổ sung hiệp định khung về dịch vụ tại đó có bổ sung Điều 4: “Điều 4 bis” được thêm vào ngay sau Điều 4 của Hiệp định khung như sau:

“1. Bất kể nội dung quy định tại Điều 4 của Hiệp định khung này, hai nước thành viên trở lên có thể đàm phán và nhất trí tự do hóa thương mại dịch vụ đối với các ngành hoặc phân ngành cụ thể (sau đây gọi là “các nước thành viên tham gia”). Các ưu đãi được mở rộng cho các nước thành viên còn lại trên cơ sở Tối huệ quốc phải được thực hiện một cách tự nguyện bởi các nước thành viên tham gia.

Các nước thành viên tham gia phải đảm bảo các nước thành viên còn lại được thông báo thông qua Thư ký ASEAN về diễn biến và kết quả đàm phán, kể cả quá trình sắp xếp các cam kết đối với các ngành hoặc phân ngành cụ thể có liên quan. Các nước thành viên muốn tham gia các đàm phán đang diễn ra giữa các nước thành viên có thể tham gia dưới sự tham vấn của các nước thành viên tham gia.

Nước thành viên không phải thành viên của bất cứ thỏa thuận nào đạt được theo quy định tại khoản 1 có thể trở thành thành viên của thỏa thuận đó theo đúng trình tự bằng cách đưa ra đề nghị với các nước thành viên tham gia ở mức độ tương tự hoặc mức độ có thể chấp nhận.

4.Các nước thành viên tham gia có thể cải biến các tham số đối với các ngành hoặc phân ngành cụ thể được nhất trí cam kết bởi tất cả các nước thành viên tham gia nhằm mục đích tiếp tục tự do hóa thương mại dịch vụ.

5. Tất cả các thỏa thuận đạt được theo quy định tại khoản 1 được nộp lưu chiểu cho Tổng Thư ký ASEAN, Tổng Thư ký ASEAN có trách nhiệm nhanh chóng gửi bản sau của các thỏa thuận này cho các nước thành viên.”

Theo đó thì có thể hiểu là phương pháp này được dùng để mở rộng và tăng cường tự do hóa các ngành hoặc phân ngành dịch vụ, kể cả các ngành hoặc phân ngành được thỏa thuận trong khuôn khổ phương pháp phân nghành chung.
Các đối xử ưu đãi phải được mở rộng áp dụng đối với các nước thành viên còn lại trên cơ sở tự nguyện một cách vô điều kiện, không phân biệt đối xử và không yêu cầu có qua có lại.Tham vấn của các nước thành viên tham gia được thực hiện nhằm mục đích tạo điều kiện và khuyến khích các nước thành viên còn lại tham gia.Tham chiếu đến “mức độ có thể chấp nhận” ở đây chỉ áp dụng đối với các đề nghị được đưa ra bởi các nước thành viên muốn tham gia các thỏa thuận đạt được theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định thư này mà tất cả các nước thành viên tham gia cho là có thể chấp nhận, có tính đến sự chênh lệch về phát triển cả về kinh tế lẫn giai đoạn phát triển của một ngành cụ thể2.Và cuối cùng là các nước thành viên tham gia không được yêu cầu các nước thành viên còn lại đưa ra các cam kết ở mức độ cao hơn các cam kết tương ứng của mình trong khuôn khổ các thỏa thuận.

2. Bình luận phương thức thực hiện tự do hoá thương mại dịch vụ

Xuất phát từ tính chất vô hình của dịch vụ, khi các quốc gia muốn hạn chế hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài và bảo hộ hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ trong nước các quốc thường sử dụng hai rào cản đó là: biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường và biện pháp phân biệt đối xử.

Các biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường được đưa ra áp dụng vào thời điểm thứ nhất, khi mà các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài muốn được phép cung cấp hoặc vào nước chủ nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Đây chính là rảo cản dịch vụ đối với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, chỉ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện của quốc gia đó thì các nhà cung cấp dịch vụ mới được phép cung cấp dịch vụ tại quốc gia này. Có thể kể đến một số biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường tiêu biểu như: Hạn chế số lượng nhà cung cấp dịch vụ; Hạn chế số lượng dịch vụ; Hạn chế giá trị dịch vụ; Yêu cầu về hình thức pháp nhân; Hạn chế tỷ lệ góp vốn nước ngoài...

Các biện pháp phân biết đối xử được áp dụng vào thời điểm nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài đã được phép cung cấp dịch vụ hoặc đã có mặt tại nước tiếp cận dịch vụ, tức là sau khi vượt qua rào cản về hạn chế tiếp cận thị trường, đáp ứng đầy đủ các điều kiện về số lượng, hình thức, giá trị của các giao dịch dịch vụ... Tại thời điểm này, rào cản dịch vụ được đưa ra thường là phân biệt đối xử giữa các nhà cung cấp hoặc các sản phẩm dịch vụ của quốc gia sở tại với các nhà cung cấp hoặc sản phẩm dịch vụ nước ngoài hoặc giữa các nhà cung cấp hoặc các sản phẩm dịch vụ của quốc gia sở tại với các nhà cung cấp hoặc sản phẩm dịch vụ nước ngoài với nhau tại quốc gia sở tại bằng các biện pháp như: yêu cầu về quốc tịch, yêu cầu về vốn tối thiểu, thuế, yêu cầu về giấy phép, yều cầu về chuyển giao công nghệ, tỷ lệ góp vốn và các khoản vay...

Do đó khi thực hiện tự do thương mại dịch vụ cần hạn chế hoặc tiến tới xóa bỏ các loại rào cản này.

Theo Điều 3 Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ quy định về Tự do hóa

Hướng tới mục tiêu xóa bỏ các rào cản đối với hoạt động thương mại và các hoạt động thuận lợi hóa trong lĩnh vực dịch vụ, cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) trải qua quá trình: Đi từ việc xây dựng các văn kiện tạo khung pháp lý chung, tiến tới cam kết gia nhập của các nước thành viên và cuối cùng là thông qua các vòng đàm phán. Tại vòng đàm phán các bên sẽ đưa ra các cam kết và cách thức thực hiện tự do hóa thương mại dịch vụ. Quá trình tư vấn song phương nhiều bên và đôi khi đa phương sẽ thỏa thuận một lộ trình cam kết cho từng nước, được tất cả các nước tham gia khác chấp nhận vì kết quả tổng thể các cuộc đàm phán trong tất cả các lĩnh vực sẽ được cam kết tại vòng đàm phán đó. Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS) đưa ra khung pháp lý chung cho quá trình hạn chế và tiến tới xóa bỏ các rào cản thương mại. AEC không tự mình đưa ra danh mục riêng những ngành/ phân ngành thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định mà thừa nhận áp dụng tự do hóa thương mại đối với những ngành và phân ngành dịch vụ của WTO được nêu trong GATS. Nó xác định bốn phương thức cung cấp sau: cung cấp qua biên giới, tiêu thụ ở nước ngoài, hiện diện thương mại ở nước ngoài, và hiện diện cá nhân ở nước ngoài. Nhưng theo các văn bản pháp lí hiện nay của ASEAN, cho đến nay ASEAN cũng mới chỉ thực hiện tự do hóa thương mại dịch vụ trong một số lĩnh vực dịch vụ.

Về việc tiến hành đàm phán và cam kết của các quốc gia thành viên để tiến tới đưa ra các gói cam kết cụ thề việc tiến hành đàm phán và cam kết của các quốc gia thành viên để tiến tới đưa ra các gói cam kết cụ thể.

Điều 4 Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ quy định về đàm phán về các cam kết cụ thể. Trên cở sở và để triển khai AFAS, các quốc gia thành viên cũng sẽ tiến hành các vòng đàm phán để đưa ra các gói cam kết theo hướng ngày càng mở rộng phạm vi các lĩnh vực dịch vụ được tự do hóa. Đến nay đã có 5 vòng đàm phán được tổ chức. Kết quả của những vòng đàm phán này là 9 gói cam kết đã được kí kết, trong đó ghi nhận những cam kết chung và cam kết chi tiết của từng nước thành viên đối với các ngành và phân ngành cụ thể. Ngoài ra, đã có 3 gói cam kết bổ sung trong lĩnh vực tài chính và 2 gói cam kết bổ sung về vận tải hàng không được các bộ trưởng tài chính và và bộ trưởng giao thông vận tải ASEAN thông qua.

AFAS đã có bước tiến mới khi quy định cụ thể hơn cách thức tự do hóa thương mại dịch vụ đối với từng quốc gia thành viên, giúp cho việc thực hiện mục tiêu tự do hóa được thực hiện một cách hiệu quả và phù hợp với điều kiện của từng quốc gia thành viên hơn.

Hơn nữa để thực hiện tự do hóa thương mại dịch vụ thì nghị định thư sửa đổi bổ sung hiệp định khung ASEAN về dịch vụ năm 2003 tại Điều 4 bis đã tiếp tục bổ sung thêm điều 4. Với việc cho phép hai nước thành viên trở lên có thể đàm phán nhất trí tự do hóa thương mại dịch vụ, như vậy thì sẽ giúp cho việc mở rộng và tăng cường việc mở rộng tự do hóa thương mại dịch vụ đối với các nước thành viên sẽ đạt được kết quả tốt hơn. Ngoài ra thì việc đề cao sự tự nguyện trong việc tham gia tự do hóa thươnng mại dịch vụ này được đưa ra sẽ tạo điều kiện thu hút sự tham gia của các nước thành viên còn lại.


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem