Bình luận về cơ chế giải quyết tranh chấp chính trị an ninh của ASEAN (Tài liệu tham khảo Luật Thương mại quốc tế)

Ngày đăng 24/04/2023
82 Lượt xem

Tác giả

MỞ ĐẦU

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nation, viết tắt là ASEAN) là tổ chức liên chính phủ được thành lập với mục tiêu tăng cường hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa – xã hội giữa các nước thành viên. Với mục tiêu hoạt động như vậy, ASEAN cần có những hoạt động tích cực thúc đẩy quá trình giải quyết tranh chấp trong nội khối nhằm khẳng định vai trò, tầm ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế. Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và “Bình luận về cơ chế giải quyết tranh chấp chính trị an ninh của ASEAN” để có được những đánh giá toàn diện và hiểu sâu sắc hơn về cơ chế giải quyết tranh chấp trong cộng đồng này.

NỘI DUNG

Khái quát chung về cơ chế giải quyết tranh chấp khu vực của ASEAN

Theo khoa học Luật Quốc tế, tranh chấp quốc tế được xác định là “hoàn cảnh thực tế mà trong đó các chủ thể tham gia có quan điểm trái ngược nhau hoặc mâu thuẫn nhau và có những yêu cầu, đòi hỏi cụ thể đối lập nhau. Đây là sự không thỏa thuận được với nhau về quyền hoặc sự kiện, đưa đến sự mâu thuẫn, đối kháng nhau về quan điểm pháp lí hoặc quyền của các bên chủ thể luật quốc tế với nhau”.

Theo đó, ta có thể xác định, tranh chấp quốc tế thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ chế giải quyết của ASEAN là các tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia thành viên của ASEAN trong tất cả các lĩnh vực hợp tác quốc tế như chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự,…

Giải quyết tranh chấp quốc tế tại các tổ chức khu vực là một trong những phương pháp giải quyết tranh chấp hòa bình được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc. Trong giải quyết tranh chấp các khu vực, ASEAN luôn khẳng định nguyên tắc “tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các nước trong vùng, tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc”(Tuyên bố Bangkok năm 1967). Để cụ thể hóa nguyên tắc giải quyết tranh chấp và bảo đảm hòa bình , an ninh khu vực Đông Nam Á, tháng 2/1967 tại Hội nghị Thượng đỉnh các nước ASEAN lần 1, thỏa thuận thông qua Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á.

Bình luận về cơ chế giải quyết tranh chấp chính trị an ninh của ASEAN

Cơ sở pháp lý

An ninh – chính trị là vấn đề hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hòa bình và tồn tại của mỗi quốc gia. Trong tiến trình phát triển, ASEAN đã đưa ra các văn kiện pháp lý nhằm giải quyết các tranh chấp trong khu vực: Hiệp ước Bali năm 1976 được sửa đổi bằng hai nghị định thư năm 1987 và 1998, Nghị định thư Manila bổ sung Nghị định thư năm 1987 nhằm mở rộng phạm vi các chủ thể, Quy tắc tố tụng của Hội đồng cấp cao, Hiệp ước Bali năm 2001 đã đề ra trình tự thủ tục giải quyết các tranh chấp quốc tế và Tuyên bố Bali năm 2003 với mục đích tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó, các tranh chấp pháp lý cũng có thể được giải quyết theo Nghị định thư năm 2010 về giải quyết tranh chấp theo quy định của Hiến chương ASEAN.

Phạm vi tranh chấp

Theo Hiệp ước Bali (TAC), tiêu chí để xác định tranh chấp thuộc phạm vi giải quyết của Hiệp ước Bali phải là tranh chấp hoặc tình hình mà sự tổn tại của chúng tạo ra khả năng phá hoại hòa bình và an ninh khu vực.

Trong khi đó, căn cứ vào Điều 2 của Nghị định thư 2010 thì các tranh chấp sau thuộc phạm vi của văn bản pháp lý quốc tế này:

Tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Hiến chương ASEAN;

Tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng các văn kiện khác của ASEAN, ngoại trừ trong các văn kiện này đã ghi nhận các biện pháp giải quyết chuyên biệt;

Tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng các văn kiện khác của ASEAN nếu trong những văn kiện này ghi nhận rõ ràng việc áp dụng Nghị định thư hoặc một phần của nó.

Như vậy, xét về tính chất, các tranh chấp thuộc quốc tế thuộc phạm vi giải quyết của Nghị định thư 2010 là tranh chấp về mặt pháp lí. Đây là tranh chấp phát sinh từ cách hiểu hoặc áp dụng không thống nhất các văn bản pháp lý quốc tế giữa các thành viên. Từ quy định nêu trên, có thể thấy phạm vi áp dụng của Nghị định thư so với Hiệp ước Bali đã được quy định cụ thể và rõ ràng hơn nhưng vẫn đảm bảo được tính “mở” để cơ quan giải quyết tranh chấp có thể áp dụng một cách linh hoạt, dễ dàng.

Trên cơ sở tôn trọng quyền tự quyết và tự do thỏa thuận, các quốc gia liên quan hoàn toàn có quyền lựa chọn việc áp dụng những biện pháp, cơ chế giải quyết phù hợp. Đây cũng là quy định nhằm bảo đảm được quyền và lợi ích của các quốc gia trong khu vực, tôn trọng sự bình đẳng, độc lậpvà tự chủ của các bên.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp

Trong quá trình giải quyết các tranh chấp phát sinh trong phạm vi các nước khu vực ASEAN, các quốc gia thành viên phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc các quốc gia thành viên sẽ nỗ lực giải quyết một cách hòa bình và kịp thời tất cả các tranh chấp thông qua đối ngoại, tham vấn và thương lượng.

Nguyên tắc duy trì và thiết lập cơ chế giải quyết tranh chấp trong tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN.

Thông qua hai nguyên tắc trên, ASEAN đã đưa ra nhưng yêu cầu cơ bản và cần thiết để các quốc gia tuân theo nhưng vẫn đảm bảo được quyền tự quyết và tự do thỏa thuận cơ chế giải quyết của mỗi bên. Điều này đã khẳng định chắc chắn sự quan tâm thực sự của ASEAN đối với việc giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ quan hệ nội khối của tổ chức quốc tế này.

Cơ quan giải quyết tranh chấp

Xét về cơ quan giải quyết tranh chấp của ASEAN thì theo Nghị định thư Manila, sau khi thủ tục tham vấn đã được các bên áp dụng mà tranh chấp vẫn không được giải quyết, hoặc sau đó có áp dụng những biện pháp hòa giải, dàn xếp hoặc trung gian hòa giải nhưng không đem lại kết quả, thì tranh chấp sẽ được đệ trình hoặc tiếp tục được đưa ra giải quyết tại Hội nghị các quan chức cấp cao ASEAN về kinh tế – SEOM.

Nếu tranh chấp không cần thiết phải giải quyết một cách trực tiếp thì SEOM sẽ thành lập ban Hội thẩm trong vòng 30 ngày kể từ ngày tranh chấp được đệ trinhg hoặc chuyển vấn đề cho Ban chuyên trách phụ trách các quy tắc và thủ tục đặc biệt hoặc bổ sung để xem xét, nếu có thể. Ban Hội thẩm có chức năng đánh giá khách quan vụ việc tranh chấp được đệ trình, bao gồm nhiệm vụ xác minh các sự kiện của vụ việc; xem xét khả năng áp dụng cũng như tính phù hợp với các quy định của các Hiệp định liên quan và thu thập các chứng cứ khác hỗ trợ cho SEOM trong việc ra quyết định giải quyết tranh chấp. Sau đó , Ban Hội thẩm sẽ tiến hành thẩm định và trình báo cáo lên SEOM. SEOM sẽ là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giải quyết tranh chấp.

Nếu sau khi quyết định giải quyết tranh chấp của SEOM được đưa ra mà các bên tranh chấp không chấp nhận, các bên có quyền kháng nghị lên Hội nghị các Bộ trưởng kinh tế ASEAN – AEM. Trong thủ tục này, Hội nghị các Bộ trưởng kinh tế ASEAN – AEM sẽ đóng vai trò là cơ quan giải quyết kháng nghị.

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp

Theo quy định của Hiệp ước Bali 1976, việc giải quyết tranh chấp phải diễn ra theo các giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Tiến hành các biện pháp thương lượng hữu nghị

Giai đoạn 2: Được tiến hành khi giai đoạn đầu tiên đã kết thúc mà không thành công. Cơ quan cấp cao sẽ xem xét tình hình thực tế và đưa ra biện pháp phù hợp: trung gian, điều tra, hòa giải,… và các biện pháp cần thiết khác để ngăn chặn sự căng thẳng giữa các bên.

Theo quy định tại Nghị định thư 2010, các biện pháp được sử dụng trong giải quyết tranh chấp gồm: tham vấn, môi giới, trung gian, hòa giải và trọng tài. Tùy vào từng hoàn cảnh, trường hợp cụ thể mà cơ quan có thẩm quyền sẽ lựa chọn áp dụng biện pháp giải quyết thích hợp.

Việc đưa ra nhiều biện pháp giải quyết tranh chấp như trên đã giúp cho quá trình giải quyết tranh chấp được linh hoạt và thuận lợi hơn. Đồng thời, việc đưa ra nhiều biện pháp như vậy đã tạo mở rộng cơ hội cho việc giải quyết tranh chấp được dễ dàng hơn, hạn chế tối đa được những bất hòa, căng thẳng giữa các bên liên quan, góp phần thắt chặt tình đoàn kết và sức mạnh quốc tế của khối cộng đồng ASEAN.


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem