BÌNH LUẬN VỀ CÁC QUY ĐỊNH CISG ĐÃ ÁP DỤNG TRONG VỤ KIỆN: FROZEN PORK CASE

Ngày đăng 19/04/2023
207 Lượt xem

BÌNH LUẬN VỀ CÁC QUY ĐỊNH CISG ĐÃ ÁP DỤNG TRONG VỤ KIỆN: FROZEN PORK CASE

Theo Công ước Vienna 1980 (CISG), bên bán có nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua và nếu bên bán giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì đồng nghĩa với việc bên bán đã vi phạm nghĩa vụ của mình, bên mua có quyền áp dụng các biện pháp bảo hộ pháp lý cần thiết.

Có thể thấy việc xác định sự phù hợp của hàng hóa là đặc biệt quan trọng để xác định liệu người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình hay chưa hay đó sẽ là cơ sở để người mua bảo vệ quyền lợi của mình. Vấn đề đặt ra là như thế nào là sự phù hợp của hàng hóa theo điều 35 CISG?

Khi có tranh chấp xảy ra, cơ quan giải quyết tranh chấp có thể căn cứ vào hợp đồng để xem xét tính phù hợp của hàng hóa. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải lúc nào các bên cũng quy định những điều khoản này thật chi tiết, thậm chí cho rằng sự phù hợp hàng hóa đó là nghiễm nhiên nên đã không thỏa thuận sự phù hợp của hàng hóa trong hợp đồng. Trong trường hợp này, Điều 35 Công ước Vienna 1980 sẽ cho chúng ta hướng giải đáp. Việc giải đáp đó sẽ được xác định thông qua hai nội dung chính sau đây: Một là, xác định tính phù hợp của hàng hóa theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng; Hai là, xác định tính phù hợp của hàng hóa trong trường hợp các bên trong hợp đồng chưa có thỏa thuận.

Tại Điều 35 (1) CISG quy định “Người bán giao hàng đúng số lượng, phẩm chất và mô tả như quy định trong hợp đồng, và đúng bao bì hay đóng gói như hợp đồng yêu cầu”. Như vậy, bên bán có hành vi giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng sẽ được xác định dựa trên bốn yếu tố đó là: không đúng số lượng, phẩm chất, mô tả và bao bì hay đóng gói như hợp đồng yêu cầu.

Tại Điều 35 (2) CISG quy định về trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng , nhằm mục đích bổ sung cho việc thỏa thuận giữa các bên hoặc giải quyết những vấn đề tranh chấp về áp dụng bồi thường thiệt hại có thể xảy ra nếu các bên không có thỏa thuận theo Điều 35 (1). Trường hợp có tồn tại sự mâu thuẫn giữa hai khoản này, khoản 1 luôn được ưu tiên áp dụng

Điều 35 (2) điểm a nhắc đến mục đích sử dụng thông thường, tuy nhiên thế nào là mục đích thông thường lại không được giải thích cụ thể.

Dưới đây là 2 cases mà tác giả muốn đề cập thêm để qua đó có cái nhìn rõ hơn về tính phù hợp của hàng hóa được đánh giá và hiểu như nào.

Wine case 1

Tòa án tối cao Pháp đưa ra phán quyết có sự vi phạm nghĩa vụ bởi bên bán giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng. Bên bán đã giao cho bên mua rượu có chứa đường. Vì loại hàng hóa là rượu nên việc có chứa đường dẫn đến kết quả hàng hóa không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường theo quy định tại Điều 35 (2) điểm a. Tòa án kết luận bên bán phải bồi thường thiệt hại cho bên mua do đã vi phạm nghĩa vụ giao hàng hóa.

Tuy nhiên, vấn đề còn gây tranh cãi là mục đích sử dụng thông thường có thể được hiểu khác nhau, phụ thuộc vào nhiều khía cạnh khác nhau tại các quốc gia. Như vậy, bên bán có phải có nghĩa vụ nắm bắt tất cả những tiêu chuẩn, quy chuẩn để xác lập mục đích sử dụng thông thường tại quốc gia của bên mua hay không?

Mussels case 2

Tranh chấp về hàng hóa là những con sò, người bán Thụy Sĩ đã giao cho người mua Đức hàng hóa có chứa hàm lượng cadmium vượt quá giới hạn mà cơ quan y tế Đức khuyến nghị. Tòa án đưa ra phán quyết rằng, ở đây không tồn tại hành vi vi phạm giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng theo Điều 35 (1) và Điều 35 (2) điểm a vì vẫn có thể ăn được và hơn thế nữa lí do tòa đưa ra là

“Bên bán không thể biết và cũng không có nghĩa vụ phải biết hết tất cả quy định trong pháp luật chuyên ngành của quốc gia bên mua về yêu cầu đặc biệt đối với hàng hóa mà thay vào đó bên mua có trách nhiệm biết và nên biết những kiến thức chuyên môn này để thông báo cho bên bán”.

Tòa án cũng chỉ ra rằng hàng hóa chỉ phải đáp ứng các yêu cầu luật tại quốc gia người mua khi: (3 trường hợp ngoại lệ)

Quốc gia bên bán cũng có những quy định đặc biệt tương ứng với pháp luật của quốc gia bên mua

Người mua đã chỉ ra quy định cho người bán

Người bán biết hoặc lẽ ra phải biết về các tiêu chuẩn này bởi vì trong những trường hợp đặc biệt (mối quan hệ kinh doanh lâu dài, thường xuyên, xuất khẩu, ...)

Trong trường hợp quốc gia bên bán cũng có những quy định đặc biệt tương ứng với pháp luật của quốc gia bên mua thì sẽ xảy ra hành vi vi phạm giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng

Có những trường hợp bên bán biết hoặc phải biết nếu: có chi nhánh ở quốc gia của bên mua; hai bên đã có một thỏa thuận thương mại lâu dài; bên bán thường xuyên xuất khẩu sang thị trường của bên mua hoặc có thị thường tiêu thụ tại quốc gia bên mua

 

KẾT LUẬN

Frozen Pork Case

 Đây là một trường hợp khác so với Mussel case, vì ở quốc gia của người bán vào thời điểm chuyển giao rủi ro, yêu cầu luật công chưa tồn tại mà chỉ được ban hành sau đó. Điều đó cho ta cái nhìn khác khi áp dụng so sánh với vụ án Mussels. Nếu áp dụng một cách cứng nhắc phán quyết của Mussels case đồng nghĩa là hàng hóa phải phù hợp với hợp đồng vì không có yêu cầu công khai nào về luật của người bán tại thời điểm chuyển giao rủi ro.

Qua đó cho thấy rằng những quy tắc nêu trong Vụ án Mussels hay cả với các trường hợp miễn trừ cũng không phải được áp dụng hoàn toàn trong mọi. Như trong vụ Frozen Pork Case đã cho thấy thời điểm quyết định phải là hoàn cảnh và các yêu cầu luật công tại quốc gia của người mua. Quy tắc từ trường hợp Mussels sẽ có tính chất quyết định trong trường hợp sự nghi ngờ và hạn chế của luật công chỉ được thực hiện ở quốc gia của người bán mà không ảnh hưởng đến việc sử dụng và bán lại trong quốc gia của người mua.

Từ đó cho thấy, tính phù hợp của hàng hóa được xác định dựa trên việc xem xét những quy tắc từ các vụ việc đã có đồng thời cũng dựa trên nhiều yếu tố, khía cạnh khác đối với từng vụ việc cụ thể.


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem