Pyotr Đại đế - người học trò vĩ đại

Ngày đăng 13/06/2023
560 Lượt xem

Xét theo tiến trình lịch sử nước Nga, vào khoảng thế kỉ thứ 11 là thời gian đất nước cường thịnh. Thời vương quốc Nga cổ Kiev, văn chương trung cổ Nga cũng bắt đầu tính từ thời điểm kể trên. Theo lẽ bỉ thái của đời, đến cuối thế kỉ thứ 17, nước Nga trở nên lạc hậu hơn so với các nước trong khu vực bởi duy trì mãi một thể chế. Họ không có cách tân và dường như không chịu chấp nhận sự cách tân. Vậy nên, chính quyền nhà nước trung ương Matxcova trở nên khung hoảng.

Vào cuối thế kỉ thứ 17, đó là thời gian đất nước Nga vừa kết thúc chiến tranh, tình hình hậu chiến trở nên vô cùng căng thẳng khi kinh tế bắt đầu trở nên lạc hậu. Bởi thời gian trước đó, mọi sức lực đều đổ dồn vào cuộc chiến, nên nền kinh tế quốc dân trở nên lao đao và khủng hoảng. Lúc này, chính quyền Nga lâm vào trạng thái ứa nghẹn, bên ngoài chịu áp lực với kẻ thù, bên trong nội lực cũng không còn bền vững. Từ đó đến sau thế kỉ thứ XX, nước Nga vẫn chứa đựng những mầm móng có âm mưu cải cách đất nước. Trong đó, người có công đầu tiên trong việc cải tổ nước Nga chính là Nga Hoàng Pyotr Đại đế - có thể xem những nhà cách mạng sau này là đồ đệ của ngài.

          Pyotr Đại đế (1697-1698) là một Sa Hoàng vĩ đại, tuy nhiên, cuộc đời trị vì của ông không được trọn vẹn. Ông đã phải trải qua cuộc lật đổ chính quyền, giành lại ngôi báu vốn thuộc về bản thân để có thể tiến hành cải cách đất nước theo hướng triển vọng hơn. Ông là một người học trò vĩ đại trong vấn đề cầu thị, đi tìm hiểu những cái tinh hoa của các dân tộc đang phát triển để quay về giúp đất nước sở tại có thể phát triển rực rỡ như thời tổ tiên (giai đoạn trung cổ). Bởi vốn dĩ, dân tộc Nga Slavo, đất nước Nga Kiev sở hữu vô vàn đất đai và chiếm đóng một cách huy hoàng. Từ hào quang của quá khứ và trách nhiệm của một vị minh quân, thêm tấm lòng yêu dân yêu nước đã là động lực thúc đẩy Pyotr Đại đế tiến lên từng ngày.

          Pyotr Đại đế lên ngôi năm 10 tuổi, thời điểm ông chỉ là một đứa trẻ, khó có thể một thân một mình đảm đương chuyện triều chính. Bởi thế, Xophia (chị của ông) đã nắm mọi quyền hành và thay ông điều khiển đất nước. Theo lẽ thường, sau khi Pyotr Đại đế lớn thì Xophia phải trao lại quyền hành cho Sa Hoàng thật sự. Nhưng bởi đã nắm quyền trong tay quá lâu, tâm lý Xophia trở nên tham vọng, chính tham vọng ấy đã khiến bà không màng đến tình nghĩa chị em hay luân thường đạo lý. Khi Pyotr Đại đế lên 17 tuổi, bà vẫn không trao trả quyền lực cho em trai mình. Điều này khiến chính bản thân Pyotr I và một nhóm triều thần không phục, họ đã cùng nhau thực hiện mưu đồ chiếm lại ngôi vàng vốn thuộc về Pyotr I.

          Sau khi lấy lại được quyền hành, Pyotr I đã không vì hận thù trước mắt mà rửa hận lên người chị gái ruột. Ông sử dụng một hình phạt dành cho Xophia đó là sự giam lỏng và tước hết mọi quyền hạn. Ông đã giam chị của mình ở tu viện để bà có thể nhận ra lỗi lầm và xám hối với đứa Chúa. Bởi người dân Nga thường luôn tin theo và thờ phụng Chính thống giáo, đây có thể xem là một nét văn hóa của dân tộc Nga.

          Nhóm người ủng hộ Pyotr Đại đế là những phần tử tiến bộ, họ trông đợi vào vị Sa Hoàng mới những cải cách nhằm phát triển đất nước. Không phụ lòng mong đợi của họ, Pyotr Đại đế thực sự đã có nhiều những cải cách, tuy nhiên, những đổi mới đó chưa thực sự triệt để. Ông chưa tạo được lòng tin thực sự cho giới quý tộc và đào tạo được đội ngũ công dân tự do chất lượng để đủ sức đối sánh với giai cấp được cho là ở phía trên của xã hội.

          Trước khi làm thầy thì phải đi làm học trò, Piotr Đại đế thấm nhuần tư tưởng đạo lý ấy. Ông đã kì công cải trang thành dân thường và sang các nước phát triển thời điểm đương thời để học tập họ những điều cơ bản nhất. Ông đã sang Ba Lan và Đức, v.v. (có thể nhiều hơn nữa) để học tập những điều căn cốt nhất trong việc kiến tạo. Từ đó, ông đã áp dụng những gì được tiếp thu để cải cách đất nước theo một cách toàn diện nhất có thể. Các lĩnh vực trọng yếu ông đã lưu tâm và đổi mới, như sau: lĩnh vực quân sự, lĩnh vực chính trị, lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực văn hóa. Quan trọng nhất đó chính là ông đã công nghiệp hóa lĩnh vực quốc phòng, bằng việc chú trọng đóng tàu hay chế tạo thuốc súng. Điều đó đã giúp nước Nga đủ sức để chống lại và chiến thắng được kẻ thù xâm lược. Tuy nhiên, trong sự đổi mới luôn phải chấp nhận yếu tố tiêu cực, là các phần tử chống đối lại cải cách. Tuy nhiên, Pyotr Đại đế đã dùng những biện pháp thích hợp để kiềm hãm bọn người khiến đất nước trở nên trì trệ. Điều này đã chứng tỏ ông là người có tài thực sự trong lĩnh vực chính trị.

          Nhờ có Pyotr Đại đế và những cải cách kịp thời của ông, đã khiến nước Nga có một bước chuyển mình vĩ đại. Từ trạng thái thua thiệt, họ đã liên tiếp có những cuộc chiến gây ra tiếng vang bởi hồi chuông chiến thắng. Từ việc thắng quân Thổ Nhĩ Kỳ ở trên biển Adop, đến việc thắng Thụy Điển và mở được con đường biển Bantic để thông thương với Châu Âu. Điều đó đã kéo theo sự phát triển của các lĩnh vực trong thương nghiệp và công nghiệp.

          Ngoài vấn đề đối ngoại trong chính trị, ông còn thực hiện chính sách đối nội như sau: Pyotr đã cải tổ lại bộ máy nhà nước, ông bỏ viện Tư vấn và thành lập viện Tham chính. Ông thành lập các cơ quan, các bộ quản lý các vấn đề liên quan đến Quốc phòng, ngoại giao, tài chính, công nghiệp, thương nghiệp. Ngoài ra, ông còn tổ chức cơ quan cai quản vấn đề tôn giáo. Trong đó, ông giới hạn quyền hành của giáo hội, quy giáo hội trở thành một bộ phận của chính phủ chứ không được phép hoạt động một cách riêng lẻ.

          Về phương diện văn hóa, ông đã xây dựng đất nước và con người theo một trạng thái mở cửa, khai phóng. Các nhà hát kịch được thành lập và tiêu biểu là nhà hát kịch đại chúng đã được xây dựng ở Quảng trường đỏ vào năm 1702. Từ đó, thúc đẩy các sản phẩm văn hóa phục vụ đại chúng ra đời. Những bữa tiệc vui chơi, khiêu vũ được khuyến khích thực hiện, từ đó, người dân có được trạng thái cởi mở, tâm lý hăng say trong việc thảo luận các vấn đề của đất nước, những vấn đề của xã hội. Khi ấy, Sa Hoàng sẽ có cơ hội nghe được tiếng lòng của nhân dân, từ đó, có thể cai quản đất nước tốt hơn. Đây có thể xem là ý tưởng của vấn đề tôn trọng dân ý, lắng nghe ý dân để làm tốt vai trò lãnh đạo của bản thân giai cấp thống trị.

          Vào thời điểm nửa sau thế kỉ thứ 18, đất nước Nga trở thành một cường quốc. Bên cạnh đó, vấn đề quyền sống của con người, đặc biệt là các vấn đề về phụ nữ và giới không còn là một điểm gây nhức nhối. Bởi thời đại của Pyotr Đại đế, phụ nữ không còn bị cấm cung. Họ có được quyền hành và tư cách của một người công dân bình thường. Có thể nói, những cải tổ của Pyotr vô cùng hiện đại và mang tầm chiến lược cao. Tuy nhiên, vấn đề ruộng đất vẫn chưa được thực hiện một cách triệt để. Những quý tộc, chủ đất một khi vẫn còn sở hữu nông nô – tài sản của con người là con người, thì xã hội vẫn còn đầy rẫy những bất công và ngang trái.

 

Tài liệu tham khảo

Đỗ Hồng Chung & Nguyễn Trường Lịch & nhiều tác giả (2009), Lịch sử văn học Nga, Hà Nội: NXB Giáo Dục


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem