Tài liệu tham khảo - Nghiên Cứu Hồ Sơ Tàng Trữ Trái Phép Chất Ma Túy

Ngày đăng 26/04/2023
1993 Lượt xem

NGHIÊN CỨU HỒ SƠ TÌNH HUỐNG VỤ ÁN HÌNH SỰ số 02/2017

VỀ TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY

Link tham khảo: https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-022017hsst-ngay-09112017-ve-toi-tang-tru-trai-phep-chat-ma-tuy-8854

Lưu ý: Bài viết đã được thay đổi một số nội dung như địa chỉ, thời điểm,…

Câu 1: Hãy xác định hồ sơ vụ án này những cơ quan THTT cụ thể nào đã thực hiện các hoạt động tố tụng? Theo hiểu biết của e thì cơ sở nào xác định các cơ quan đó có thẩm quyền tiến hành tố tụng?

Cơ quan điều tra của Công an huyện Yên Bình:( Điểm a- Khoản 1- Điều 33- BLTTHS 2003)

Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân huyện Yên Bình : ( Điểm b- Khoản 1- Điều 33- BLTTHS 2003)

Toà án nhân dân huyện Yên Bình :

( Điểm c- Khoản 1- Điều 33- BLTTHS 2003)

Câu 2: Người THTT của cơ quan điều tra tiến hành tố tụng trong vụ án này là những ai? Căn cứ nao? Có đúng thủ tục do BLTTHS quy định không?

Cơ quan điều tra của Công an huyện Yên Bình:

Phó thủ trưởng cơ quan CSĐT công an huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái :

-Thiếu tá: Vương Cao Lượng

Điều tra viên:

Nguyễn Thanh Nghị

La Văn Điệp

(Quy định tại Điểm a- Khoản 2- Điều 33- BLTTHS 2003)

Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân huyện Yên Bình :

Kiểm sát Viên : Nguyễn Đức Thắng

(Quy định Điểm b- Khoản 2- Điều 33- BLTTHS 2003)

Toà án nhân dân huyện Yên Bình:

Thẩm phán

Hội thẩm

Thư ký Tòa án

( Căn cứ theo điểm c- khoản 2- điều 33)

Câu 3: Hãy chĩ rõ tư cách tham gia tố tụng của từng người trong vụ án này, bao gồm những người nào?

- Bị can: Phan Công Thiệp theo điều 49 BLTTHS 2003

- Người giám định: Đại úy Nguyễn Anh Tuấn, Đại úy Đào Thị Vui theo điều 54 BLTTHS 2003

- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Vũ Thị Nụ theo điều 60 BLTTHS 2003

Câu 4: Theo anh, chị chứng cứ để buộc tội bị can trong vụ án này là những chứng cứ nào? Đã thu thập đày đủ chưa?

Chứng cứ để buộc tội bị can trong vụ án:

Lời khai của người bị bắt: Là Phan Công Thiệp đã khai có mua của một người đàn ông (04) bốn gói ma túy được gói bằng giấy màu vàng với số tiền là 1.000.000đ vào lúc 11 giờ ngày 03/03/2016 tại ga Yên Bái.

Lời khai của người chứng kiến: Là bà Nguyễn Thị Bích và Tổ công tác đội cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế ma túy Công an huyện Yên Bình và Công an thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đến chỗ ở của Phan Công Thiệp kiểm tra Phan Công Thiệp còn sử dụng trái phép chất ma túy hay không. Quá trình kiểm tra thì Phan Công Thiệp đã tự giác lấy ra (03) ba gói giấy màu vàng bên trong có chứa chất bột nén màu trắng và Thiệp khai nhận với lực lượng Công an đó là ma túy của Phan Công Thiệp.

Vật chứng thu giữ:

03 (ba) gói giấy màu vàng, bên trong đều có chứa chất bột trắng (nghi là Heroin), có biên bản niêm phong kèm theo;

01 điện thoại di động Nokia màu xám có số sim 01699345519;

01 xe mô tô biển số 36K6 5077, số máy VTMJL152MHG 002704, số khung RRTWCH2UM71 002578;

Số tiền 450.000 đồng;

Biên bản bao gồm:

+Biên bản sự việc

+ Biên bản khám xét

+ Biên bản niêm phong vật chứng

( Căn cứ theo điều 64- Luật TTHS 2003)

Đã thu thập đầy đủ chứng cứ để buộc tội bị can.

Câu 5: Việc xác minh, điều tra thu thập chứng cứ của Điều tra viên có đúng trình tự, thủ tục theo quy định của BLTTHS chưa? Và theo quy định của BLTTHS nào? Vì sao?

Việc xác minh, điều tra, thu thập chứng cứ của điều tra viên là Đúng trình tự, thủ tục theo quy định của bộ luật TTHS và theo quy định của BLTTHS 2003 bởi vì vào giai đoạn khởi tố, đến thời hạn ra quyết định về vụ án hình sự (4/02/2016 đến 14/03/2016) thì BLTTHS 2003 đang hiện hành và có hiệu lực.

Câu 6: Theo anh, chị lời khai nhận tội của bị can trong vụ án này trở thành chứng cứ buộc tội khi nào? Vì sao?

Lời khai nhận tội của bị can trong vụ án này trở thành chứng cứ buộc tội khi: phù hợp với lời khai của người làm chứng, tang vật thu giữ và các tài liệu khác trong hồ sơ cũng như là những chứng cứ khác của vụ án. (căn cứ theo quy định của Khoản 2 Điều 72 BLTTHS 2003 :“Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ, nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án”).

Câu 7: Trong vụ án này, cơ quan THTT, người THTT đã áp dụng biện pháp ngăn chặn nào? Có căn cứ pháp luật không? Vì sao?

CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN

Lệnh bắt khẩn cấp(Điều 81 BLTTHS 2003)

Quyết định tạm giữ (Điều 86- BLTTHS 2003)

Quyết định tạm giam ( Điều 88- BLTTHS 2003)

Vì để kịp thời ngăn chặn tội phạm.

Câu 8: Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đó có đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục không? Căn cứ những quy định nào?

Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đó đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục

Căn cứ:

+ Lệnh bắt khẩn cấp ( Điểm a- Khoản 2- Điều 81- BLTTHS 2003)

+ Quyết định tạm giữ ( Khoản 2- Điều 86- BLTTHS 2003)

+ Quyết định tạm giam ( Khoản 3 – Điều 88- BLTTHS 2003)

Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn này đều do Thiếu tá Vương Cao Lượng- Phó thủ trưởng cơ quan CSĐT công an huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái có thẩm quyền.

Câu 9: Theo anh, chị trong trường hợp này có thể thay thế biện pháp ngăn chặn khác được không? Nếu có, thì có thể là những biện pháp nào? Vì sao?

Có thể áp dụng một số biện pháp ngăn chặn khác như:

Cấm đi khỏi nơi cư trú: Có thể áp dụng biện pháp này vì bị can có nơi cư trú rõ ràng, có thể đảm bảo sự có mặt khi được triệu tập (Căn cứ tại điều 91 BLTTHS 2003)

Bảo lĩnh: Áp dụng biện pháp này thay thế biện pháp tạm giam, người có thể bảo lĩnh là mẹ và anh trai cua bị can, bởi vì bị can có nơi cư trú rõ ràng, có thái độ thành khẩn khai báo và những người có thể bảo lãnh đảm bảo được quyền công dân và phẩm chất tốt. (Căn cứ tại điều 92 BLTTHS 2003)


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem