BÀI TIỂU LUẬN LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 2015

Ngày đăng 22/04/2023
2466 Lượt xem

Câu 1: Những thay đổi về cơ sở lí luận và thực tiễn của sự thay đổi luật tố tụng hình sự 2013:

Cơ sở lí luận:

Cơ sở lý luận thì bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định cụ thể hơn bộ luật tố tụng hình sự 2003 ở một số điều nổi bật như:

- Điều 73 về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa; - Điều 78 Bộ luật số 101 tố tụng hình sự 2015 quy định thủ tục đăng ký bào chữa;

- Điều 85 Luật 101/2015/QH13 bổ sung một số vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự; - Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự bổ sung căn cứ khởi tố vụ án hình sự;

- Khám nghiệm tử thi theo Điều 202 Luật số 101/2015/QH13; - Điều 215 Bộ luật tố tụng HS 2015 quy định yêu cầu định giá tài sản;

- Trường hợp áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt tại Điều 224 Bộ luật 101/2015/QH13;

- Điều 322 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định việc tranh luận tại phiên tòa; Và một số điều khác nữa mà bộ luật tố tụng hình sự 2003 không nêu rõ

Ngoài ra bộ luật tố tụng hình sự 2015 còn có 11 điểm mới cơ bản:

1. Bổ sung quy định các nguyên tắc phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và thực tiễn;

2. Quy định cụ thể trình tự, thủ tục và các hoạt động tố tụng trong từng giai đoạn nhằm đấu tranh hiệu quả với tội phạm;

3. Thực hiện nghiêm túc yêu cầu của Hiến pháp năm 2013 về tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân;

4. Phân định hợp lý thẩm quyền giữa các cơ quan tố tụng và giữa các cấp tố tụng;

5. Tăng quyền, tăng trách nhiệm cho các chức danh tư pháp 6. Bổ sung Chương Bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự;

7. Đổi mới chế định chứng cứ và chứng minh;

8. Hoàn thiện chế định giám định tư pháp;

9. Luật hóa các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt;

10. Sửa đổi, bổ sung các thủ tục tố tụng nhằm đáp ứng những đổi mới của Bộ luật Hình sự năm 2015;

11. Bảo đảm quá trình giải quyết vụ án hình sự phải có sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ.

* Thực tiễn Luật tố tụng hình sự 2015:

Chưa quy định về xác định tuổi của người làm chứng là người dưới 18 tuổi.

Chưa quy định rõ thế nào là người có nhược điểm về thể chất, tâm thần

Chưa có quy định cụ thể đối với người tham gia tố tụng là người bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức và hành vi.

BLTTHS năm 2015 chưa có quy định về chỉ định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại là người bị Tòa án tuyên bố mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức và hành vi.

BLTTHS năm 2015 Chưa có quy định về thủ tục đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại là người bị Tòa án tuyên bố mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

BLTTHS năm 2015 chưa có quy định về thủ tục tố tụng đối với bị cáo là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức và hành vi; bị hại và người làm chứng là người bị Tòa án tuyên bố mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức và hành vi.

Thực tiễn 2003:

Việc thi hành án phạt tiền, tịch thu tài sản, thu án phí và các quyết định về dân sự trong bản án hình sự gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý vật chứng, đồ vật, tài liệu bị tạm giữ, tài sản kê biên; cơ quan Thi hành án dân sự phải giải quyết hậu quả của việc áp dụng không hiệu quả và đúng đắn các biện pháp ngăn chặn, biện pháp kê biên tài sản; khoản thu án phạt tiền khó thi hành do án tuyên không khả thi, thu án phí hình sự phát sinh nhiều thủ tục, không đạt được mục đích của khoản phải thu.

Về cơ chế quản lý và mối quan hệ giữa cơ quan Thi hành án dân sự, các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan, tổ chức có liên quan: còn nhiều vướng mắc và chưa hợp lý trong các quy định về thẩm quyền, thời hạn ra quyết định thi hành án; thời hạn chuyển giao bản án, quyết định; công tác phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc thi hành các quyết định hình sự chưa hiệu quả, gây bị động cho cơ quan Thi hành án dân sự; chính quyền địa phương và các cơ quan hữu quan trong thi hành án chưa phối hợp tốt với cơ quan Thi hành án dân sự; thời hạn trả lời kiến nghị về việc giám đốc thẩm, tái thẩm chưa được quy định; thiếu quy định về giải quyết hệ quả của việc giám đốc thẩm, tái thẩm thay đổi căn bản nội dung bản án sau khi đã thi hành 1 phần hoặc thi hành xong nghĩa vụ dân sự; quy định về giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt, xóa án tích còn bất cập.

Trong thực tiễn thi hành án dân sự, tổng cục Thi hành án dân sự đã đề xuất sửa đổi, bổ sung khoảng 20 điều luật của BLTTHS và kiến nghị bổ sung một số vấn đề để hoàn chỉnh các quy định hiện hành của BLTTHS trong lĩnh vực thi hành án dân sự.

Câu 2 : Những nguyên tắc nào được bổ sung, phân tích nội dung và ý nghĩa của những nguyên tắc đó. Những nguyên tắc được bổ sung

Suy đoán vô tội (Điều 13) BLTTHS 2015:

Nội dung và ý nghĩa

Nội dung: Nguyên tắc này khẳng định chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền phán quyết, xác định một người có tội bằng bản án kết tội có hiệu lực pháp luật. Chừng nào chưa có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì người bị buộc tội vẫn là người vô tội.

Ý nghĩa: Giúp hoạt động chứng minh được thực hiện đúng quy định pháp luật, theo trình tự thủ tục nhất định và loại trừ những yếu tố, vấn đề còn nghi ngờ về hành vi phạm tội. Mang ý nghĩa định hướng cho việc xây dựng và thực hiện pháp luật tố tụng hình sự; tạo ra một hành lang pháp lý trong việc điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể tố tụng, duy trì trật tự và tạo điều kiện cho việc phát huy, bảo đảm các quyền cá nhân, sự công bằng, khách quan. Bảo vệ chính sách nhân đạo của pháp luật hình sự và lợi ích của người bị buộc tội.

Thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia (Điều 22):

Nội dung và ý nghĩa

Nội dung: Hội thẩm quân nhân là người trực tiếp làm việc, sống và tham gia sinh hoạt xã hội cùng quần chúng nhân dân, họ đem đến phiên tòa những suy nghĩ và ý kiến của quần chúng về vụ án, góp phần giúp Tòa án xử lý vụ án chính xác, công minh.

Ý nghĩa: Về nguyên tắc này sự tham gia của hội thẩm thể hiện đặc trưng Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Bản thân chế định Hội thẩm là sự thể hiện tư tưởng ” lấy dân làm gốc”, bảo đảm nguyên tắc thực hiện quyền lực của nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án.

Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai (Điều 25):

Nội dung và ý nghĩa

Nội dung: Việc xét xử phải đúng thời gian quy định, xét xử mang tính công bằng cho mọi đối tượng tham gia xét xử. việc xét xử phải công khai để mọi người có nhu cầu đều được tham dự. Một số trường hợp đặc biệt thì có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai để người dân được biết.

Ý nghĩa: Bảo đảm cho nhân dân có thể kiểm tra, giám sát được hoạt động của Toà án, và mặt khác phát huy được tính giáo dục chính trị – pháp lý, bảo đảm cho hoạt động xét xử được tiến hành đúng đắn và nâng cao trách nhiệm của Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Luật sư bào chữa đối với việc thực hiện nghĩa vụ của mình, đối với việc tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật.

Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự (Điều 16):

Nội dung và ý nghĩa

Nội dung: Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa cho chính mình hoặc có thể nhờ người bào chữa như luật sư hay người khác. Cơ quan tiến hành tố tụng phải thông báo, giải thích. Trong trường hợp người bị buộc tội không có người bào chữa thì cơ quan tiến hành tố tụng đảm bảo quyền bào chữa cho người bị buộc tội bằng cách chỉ định Luật sư bào chữa.

Ý nghĩa: Đảm bảo quyền con người, quyền công dân

Xác định sự thật của vụ án (Điều 15):

Nội dung và ý nghĩa

Nội dung: Về điều này người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền khai hoặc không khai báo. Cơ quân tiến hành tố tụng là người có nghĩa vụ phải làm rõ các chứng cứ chứng minh người vị buộc tội là vô tội hay có tội.

Ý nghĩa: Xác định sự thật của vụ án là một trong những yếu tố để thực hiện công bằng xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mọi công dân đều sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, pháp luật sẽ được chấp hành nghiêm chỉnh.

Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Điều 23) Nội dung và ý nghĩa:

Nội dung: Việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và hoàn toàn tuân theo pháp luật. Không có bất kỳ cơ quan hay tổ chức, cá nhân nào được can thiệp, tác động làm ảnh hưởng đến việc xét xử và ảnh hưởng đến kết quả xét xử. Tùy vào mức độ độ vi phạm mà sẽ xử phạt hành chính hoặc hình sự theo quy định pháp luật.

Ý nghĩa: đảm bảo chí công vô tư. Đảm bảo sự công bằng và tuân thủ đúng pháp luật. Tránh các trường hợp bị ảnh hưởng bên ngoài mà tác động vào kết quả bản án.

Tranh tụng trong xét xử được đảm bảo (Điều 26):

Trên cơ sở bổ sung nguyên tắc tranh tụng trong xét xử, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có các nội dung sửa đổi, bổ sung để cụ thể hóa nguyên tắc này, bảo đảm nguyên tắc tranh tụng đầy đủ sẽ bảo vệ các quyền của người bị buộc tội, nhất là quyền tự bào chữa, quyền nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có quy định quyền bào chữa, chứng minh sự vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội, nhưng đến Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định cụ thể hơn và đảm bảo tốt hơn quyền nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa, nhất là quyền tự bào chữa của người bị buộc tội, bị can, bị cáo (các Điều 60, 61). Các quy định này có ý nghĩa rất quan trọng nhằm bảo đảm quyền tự bào chữa, bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tranh tụng tại phiên tòa của bị can, bị cáo.

Nội dung và ý nghĩa:

Nội dung: BLTTHS năm 2015, đã có nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung, cụ thể hóa nguyên tắc này, cụ thể như sau:

Thứ nhất, quy định đầy đủ các quyền và cơ chế đảm bảo các quyền của người bị buộc tội, nhất là quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc nhờ người khác bào chữa.

Thứ hai, quy định đầy đủ các quyền và cơ chế đảm bảo các quyền của người bào chữa, tạo sự bình đẳng và các điều kiện thuận lợi cho người bào chữa, tham gia các hoạt động tố tụng hình sự.

Thứ ba, quy định đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Viện kiểm sát, Kiểm sát viên và các trình tự, thủ tục trong giai đoạn điều tra, truy tố để đảm bảo việc buộc tội tranh tụng tại phiên tòa. Bên cạnh đó, nhằm khắc phục tình trạng chất lượng tranh tụng còn hạn chế ở một số phiên tòa có đông bị cáo, có nhiều luật sư tham gia, nhưng đối với kiểm sát viên BLTTHS năm 2003 chỉ cho phép tối đa 02 kiểm sát viên tham gia. BLTTHS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung quy định này theo hướng: Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt để thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa; nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa.

Thứ tư, quy định rõ trách nhiệm của Tòa án và các thủ tục tố tụng tại phiên tòa để đảm bảo việc tranh tụng trong xét xử. Để hoạt động xét xử thực sự là trọng tâm, Tòa án là trung tâm của hệ thống tư pháp, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung nhiều quy định để đảm bảo nguyên tắc tranh tụng trong xét xử.

Ý nghĩa: Như vậy, có thể thấy việc bổ sung các quy định này trong BLTTHS năm 2015 có ý nghĩa rất quan trọng để Viện Kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập, củng cố đầy đủ các chứng cứ, tài liệu, tạo cơ sở, căn cứ vững chắc cho việc truy tố, buộc tội và tranh tụng tại phiên tòa. Đây cũng là tiền đề quan trọng để các chủ thể thực hiện hoạt động tranh tụng bảo vệ quan điểm, quyền lợi của mình khi tham gia tố tụng. Chỉ trên cơ sở bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ thì hoạt động tranh tụng mới đảm bảo chất lượng và thực thi có hiệu quả.

Chế độ xét sử sơ thẩm, phúc thẩm được đảm bảo (Điều 27):

Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung thành nguyên tắc: Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được đảm bảo. Xét xử hai cấp là một nguyên tắc tiến bộ được áp dụng phổ biến trên thể giới và nhiều quốc gia. Theo đó, bản án, quyết định sơ thẩm (xét xử lần thứ nhất) nếu có kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn luật định thì được đưa lên tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại (xét xử lần thứ hai - phúc thẩm).

Xét xử sơ thẩm là thủ tục bắt buộc, theo đó tòa án tổ chức phiên tòa, xem xét đánh giá chúng cứ, kết quả tranh tụng tại phiên tòa và đưa ra bàn án, quyết định. Nếu bản án quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn luật định thì có hiệu lực thi hành.

Thứ hai, nếu bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn luật định thì nó chưa có hiệu lực thi hành. Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án đó gọi là xét xử phúc thẩm.

Xét xử phúc thẩm là hoạt động được tiến hành theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định cua Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật.

Nội dung và ý nghĩa:

Nội dung: Chế độ đầu tiên được xét xử là chế độ xét xử sơ thẩm. Bản án ở cấp sơ thẩm có thể bị kháng cáo kháng nghị lên cấp Tòa cao hơn gọi là chế độ xét xử phúc thẩm và quyết định phúc thẩm sẽ có hiệu lực ngay sau khi tuyên án. Trường hợp bản án phúc thẩm có sai phạm hoặc tình tiết mới thì sẽ xem xét để xét xử giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Nếu trong thời hạn mà bản án sơ thẩm không được kháng cáo, kháng nghị thì bản án sẽ bắt đầu có hiệu lực pháp luật.

Ý nghĩa: đảm bảo cho việc xét xử của Tòa án được chính xác, đúng đắn. Việc quy định nguyên tắc là cơ sở pháp lý cho những người có thẩm quyền kháng nghị, kháng cáo quyết định sơ thẩm của Tòa án để xét xử lại ở cấp phúc thẩm, giúp kịp thời sửa chữa sai lầm hoặc vi phạm pháp luật mà cấp sơ thẩm mắc phải, nhờ đó mà chất lượng xét xử tại các cấp xét xử được nâng cao. Thể hiện thái độ thận trọng của Nhà nước trong việc đưa ra phán xét quyết định hình phạt đối với người bị buộc tội.

Câu 3: Việc xây dựng luật TTHS có tuân thủ các nguyên tắc chỉ đạo xuyên suốt trong BLTTHS 2015 chưa?

BLTTHS Việt Nam 2015 cũng có những sửa đổi, bổ sung các quy định về các biện pháp cưỡng chế trong TTHS nhằm thể hiện và đảm bảo tinh thần của nguyên tăc suy đoán vô tội ở khía cạnh đối xử với bị buộc tội chưa bị coi là có tội như: Quy định chặt chẽ căn cứ, điều kiện, thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam, tăng cường các giải pháp nhằm chống bức cung, nhục hình tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát hoạt động tố tụng hình sự. Đặc biệt Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam đã được ban hành trong đó có thể hiện nguyên tắc suy đoán vô tội thể hiện ở chế độ đối xử với người tạm giữ, tạm giam với tư cách là những người chưa bị coi là có tội.

Thực tiễn thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội, nguyên tắc suy đoán vô tội được quy định một cách đầy đủ, đồng bộ, toàn diện trong pháp luật TTHS Việt Nam trong BLTTHS 2015 (có hiệu lực từ 1/1/2018) để đánh giá thực tiễn thực hiện nguyên tắc này chưa có công trình nào nghiên cứu dưới góc độ xã hội học ở các phương diện nhân thức của người dân về nguyên tắc, thực tiễn tuân thủ nguyên tắc này của các cơ quan THTT. Nhưng qua quan sát chúng tôi thấy rằng tinh thàn, nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội thẩm thấu vào ý thức pháp luật của từng người dân và xã hội đặc biệt là báo chí. Tần suất xuất hiện của cụm từ “suy đoán vô tội” ngày càng nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng và đặc biệt báo chí cũng đã thận trong hơn khi phản ánh những vụ án đang trong quá trình điều tra, truy tố và chưa có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật.


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem