Luận văn - Thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng hiện nay và phân tích quy định trong pháp luật ngân hàng Việt Nam nhằm hạn chế thực trạng này

Ngày đăng 15/04/2023
279 Lượt xem

Tác giả

MỞ ĐẦU

 Hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đang trong quá trình tái cơ cấu toàn diện hướng tới cải thiện hiệu quả hoạt động, đảm bảo an toàn và phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập mới. Một trong những vấn đề đáng chú ý trong hệ thống NHTM Việt Nam thời gian vừa qua là vấn đề cấu trúc sở hữu, trong đó có sở hữu chéo. Đối với các quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc vào vốn tín dụng thì sở hữu chéo được coi là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, trong bối cảnh hoạt động thanh tra, giám sát còn chưa phát triển, những tác động tiêu cực của sở hữu chéo có thể sẽ làm giảm hiệu quả của nền kinh tế nói chung và ngành tài chính ngân hàng nói riêng. Ngoài vấn đề rủi ro đạo đức có thể tạo ra rủi ro tín dụng, sở hữu chéo có thể gây ra những hệ lụy tới sự an toàn của hệ thống.

NỘI DUNG

I. Khái niệm sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng

 Trên thế giới, khái niệm về sở hữu chéo đã được các nhà nghiên cứu đưa ra trong các nghiên cứu dựa trên định nghĩa về sở hữu và có thể hiểu đơn giản là hiện tượng doanh nghiệp này nắm giữ cổ phần tại doanh nghiệp khác. Sở hữu chéo (cross ownership) là một hiện tượng phổ biến trên thế giới và là chủ đề nghiên cứu lớn trong giới học thuật, được giới thiệu như là một chiến lược quản trị doanh nghiệp. Sở hữu chéo là hiện tượng các doanh nghiệp nắm giữ cổ phần của nhau cho những mục tiêu cụ thể. Các mục tiêu này có thể là việc thực hiện chiến lược phát triển của doanh nghiệp, mặc dù sở hữu chéo có thể ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp khác nhưng cũng có thể tạo ra lợi ích cho các bên liên quan; hoặc mục tiêu chống lại những quy định của pháp luật về đảm bảo đủ vốn. Alberto và Alessia (2009) định nghĩa: “Sở hữu chéo là việc các doanh nghiệp bao gồm cả công nghiệp và tài chính nắm giữ cổ phần dài hạn tại các doanh nghiệp khác1”. Sở hữu cổ phần thường có mối quan hệ qua lại khi doanh nghiệp này nắm giữ cổ phần của doanh nghiệp khác và cổ phần của bản thân doanh nghiệp đó lại được nắm giữ bởi các doanh nghiệp còn lại, tạo nên một hệ thống sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp và ngân hàng. Mark Scher (2001) nhận định: “Sở hữu chéo là việc hai doanh nghiệp nắm giữ cổ phần của nhau. Các doanh nghiệp có thể cùng ngành, có thể là nhà cung cấp và khác hàng, hoặc là chủ nợ với con nợ2”. Tác giả Đinh Tuấn Minh (2013) định nghĩa “sở hữu chéo là hiện tượng doanh nghiệp này chiếm giữ cổ phần tại doanh nghiệp khác3”.

 Sở hữu chéo thường được sử dụng để củng cố mối quan hệ giữa các doanh nghiệp đặc biệt là đối với các ngân hàng. Sở hữu chéo đã phát triển phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, chủ yếu tại các quốc gia có thị trường tín dụng và hệ thống NHTM với quy mô và vai trò quan trọng hơn thị trường chứng khoán, trong đó có Đức, Nhật Bản, Italy, Ấn Độ, Trung Quốc… Ví dụ, tại Nhật Bản, một loại hình sở hữu chéo truyền thống sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai được gọi là hệ thống ngân hàng chính của Nhật Bản (Japanese main bank system) và một loại hình khác với tốc độ phát triển nhanh chóng giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp phi ngân hàng. Trong khi đó, tại những quốc gia như Mỹ và Anh với thị trường tài chính ở mức độ phát triển cao và nền kinh tế dựa vào thị trường vốn nhiều hơn, sở hữu chéo thường ít khi được sử dụng để củng cố mối quan hệ giữa các doanh nghiệp. Phương thức mà các doanh nghiệp nắm giữ cổ phiếu của chính mình và các doanh nghiệp khác tại mỗi quốc gia phản ánh đặc điểm quản trị doanh nghiệp tại doanh nghiệp cũng như những đặc điểm của cấu trúc nền kinh tế, hệ thống tài chính và lao động các quốc gia đó.

 Khái niệm sở hữu chéo cũng thường được dùng để chỉ hiện tượng một cá nhân hay tổ chức cùng lúc sở hữu cổ phần trọng yếu và nắm quyền quản trị điều hành tại nhiều đơn vị kinh doanh khác nhau. Nội dung quan trọng nhất của sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp là tạo ra mối liên kết hàng ngang giữa các công ty làm ăn với nhau bằng phương thức xâm nhập sâu vào hoạt động kinh doanh, quản trị điều hành của nhau thông qua việc mua cổ phần của đối tác. Phương thức này đặc biệt phổ biến trong quan hệ giữa nhà sản xuất với các nhà thầu phụ của họ. Do sở hữu cổ phần lẫn nhau và chịu ảnh hưởng của một ngân hàng và công ty thương mại chung nên các doanh nghiệp trong liên minh sở hữu chéo thường có chiến lược kinh doanh giống nhau, phát huy khả năng hợp tác, tương trợ, đặc biệt là khi gặp khó khăn về tài chính. Bên cạnh đó, các công ty thành viên còn chia sẻ với nhau những bí quyết kinh doanh, kinh nghiệm quản lý và các cách thức tiếp thị, thâm nhập thị trường... v.v.

 Do có sự khác biệt giữa hoạt động của các doanh nghiệp trong các lĩnh vực kinh doanh thông thường và hoạt động của các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại mà nội dung sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng cũng có những nét đặc trưng cơ bản. Theo đó, sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng xuất phát từ sở hữu chéo trong hệ thống doanh nghiệp với đặc điểm là có sự tham gia của các Ngân hàng thương mại vào hệ thống sở hữu cổ phần giữa các thành viên. Như vậy, sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng là việc một hay nhiều ngân hàng nắm giữ cổ phần của nhau thông qua mua bán cổ phần hoặc có thể đầu tư vào ngân hàng khác thông qua công ty con hoặc ủy thác đầu tư qua một bên trung gian


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem