Bộ 90 đề kiểm tra Phát triển năng lực Ngữ Văn lớp 9 có kèm đáp án

Ngày đăng 19/07/2023
196 Lượt xem

 BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LỚP 9

 

ĐỀ

NGỮ LIỆU

  1.  

Trích Hai mẹ con cùng hiến thận, Lan Anh, Báo Tuổi trẻ, ngày 31/5/2018

  1.  

Trích bản tổng hợp về rác thải nhựa trên báo Tuổi trẻ, Thanh Niên, Thời nay

  1.  

Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, 2015

  1.  

Theo Thu Thương, Baomoi.com

  1.  

Phong cách sống của người đời, nhà báo Trường Giang, theo nguồn Internet

  1.  

Câu chuyện của hai hạt mầm – Hạt giống tâm hồn

  1.  

Thời gian là vàng, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam

  1.  

Trích Cô Tô – Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập 2, trang 460

  1.  

Trích Mùa giáp hạt…, Nguyễn Trung Thành, Báo Giáo dục và Thời đại số 100

  1.  

Dẫn theo “Dạy trẻ làm việc nhà tốt hơn cho con đi học múa, võ …

  1.  

Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn…, NXB Hội nhà văn, 2016

  1.  

Trích “Tiếng vọng rừng sâu” – Qùa tặng cuộc sống, NXB Trẻ

  1.  

Cánh diều tuổi thơ – Tạ Duy Anh, Tiếng Việt 4, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam

  1.  

Bài viết “Hoàng tử xiếc” Việt Nam và cú nhảy sinh tử của tác giả Hải Yến

  1.  

Những dòng nước huyền thoại, Ngàn năm dưới bóng quê nhà, trang 81-82, NXB Quân đội Nhân dân

  1.  

Trích Biển đẹp, Vũ Tú Nam, Ngữ văn 6, tập 2

  1.  

Theo Cho đi là mãi mãi, Azim Jamal & Harvey McKinnon

  1.  

Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn với lời bình

  1.  

Quà tặng cuộc sống – Thu Quỳnh, Hạnh Nguyên dịch

  1.  

Trích Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Nguyễn Duy

  1.  

Lược trích Vài nét về lời ăn tiếng nói Quảng Bình – Nguyễn Tú.

  1.  

Sách kể chuyện hay … sách ca hát – M. Gorki

  1.  

Bàn tay yêu thương - Mai Hương, Vĩnh Thắng – Quà tặng cuộc sống

  1.  

Sức mạnh của một bức thư cảm ơn - http://songtrongtinhyeu.blogsport.com

  1.  

Trích Bản thân chúng ta là giá trị có sẵn – Phạm Lữ Ân

  1.  

Trích “Họa sĩ tài giỏi nhất” - Pritchi.in

  1.  

Trích Tuyển tập các câu chuyện Giáo dục nhân cách, NXB Văn hóa – Thông tin

  1.  

Lòng người mênh mang, NXB Văn hóa thông tin

  1.  

Trích văn bản "Giáo dục - chìa khóa của tương lai”, Phê-đê-ri-cô May-o

  1.  

Theo báo Giáo dục thời đại, Nghĩ về tinh thần dân tộc trước dịch bệnh COVID - 19

  1.  

Lỗi lầm và sự biết ơn - Trích Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục

  1.  

Theo http://thanninhd.pgcdhauthanh.edu.vn

  1.  

“Chia sẻ từng chiếc khẩu trang” - Trích Câu chuyện về tình dân tộc Việt mùa đại dịch từ virus Corona

  1.  

Hai biển hồ - Theo Qùa tặng cuộc sống

  1.  

Thái độ quyết định thành công, NXB Tổng hợp TPHCM

  1.  

Phương Thảo, Bệnh lề mề, Ngữ văn 9

  1.  

Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016

  1.  

Theo sách giáo khoa Ngữ Văn 9, tập 1, trang 40

  1.  

Trích Bí quyết thành công của Bill Gates, Khâm Sài Nhân

  1.  

Theo Nghiêm Toản, Luận văn thị phạmDẫn theo Ngữ văn 8

  1.  

Trích Chương 23 “Những tấm lòng cao cả” của Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi

  1.  

Mẹ vắng nhà ngày bão - Tiếng Việt 3

  1.  

Trích “Cà phê” trên Sao Hỏa, Stephen Petranck, NXB Lao động

  1.  

Mèo xù, Bơ đi mà sống, NXB Văn học

  1.  

Bài phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất tại Rio de Janneiro

  1.  

Câu chuyện “Chiếc bát vỡ” – Qùa tặng cuộc sống

  1.  

Báo Gia đình và xã hội – Xuân Đinh Dậu 2017, trang 16

  1.  

Trích Tư duy tích cực, Theo Tony Buổi sáng, trên đường băng

  1.  

Trích “Hạnh phúc” – Thanh Huyền

  1.  

Theo Băng Sơn, Dẫn theo Ngữ văn 11 Nâng cao

  1.  

Theo duonggcv.wordpress.com

  1.  

Trích Lũy tre, Tam ca, tr 9 10, NXB Hội nhà văn

  1.  

Trích Đi về – Phạm Hải Bằng – Thơ Tình Du Mục

  1.  

Trích “Đi qua hoa cúc” – Nguyễn Nhật Ánh

  1.  

Có những giấc mơ về lại tuổi học trò” - Đăng Tâm

  1.  

Trích bức tâm thư của cô giáo Chu Ngọc Thanh, giáo viên trường THCS    Hùng Vương

  1.  

Theo Câu chuyện về những hạt muối- vietnamnetVm, 17/06/2015

  1.  

Trích bài Cái giá của khẩu trang, Bác sĩ Võ Xuân Sơn trên báo vnexpressnet

  1.  

Quà tặng cuộc sống - Thu Quỳnh và Hạnh Nguyên dịch

  1.  

Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn năm 2012

  1.  

Theo Tuốc-ghê-nhép, Ngữ văn 9, tập 1, trang 22 NXB Giáo dục

  1.  

Bà Tôi - Kao Sơn, dẫn theo nguồn http://baohinhbinh.org.vn

  1.  

Theo Quà tặng cuộc sống. NXB Trẻ, 2013

  1.  

Nguyên Hương, Trò chuyện với bạn trẻ, Ngữ văn 9, tập hai

  1.  

Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn

  1.  

“Có những giấc mơ về lại tuổi học trò” - Đăng Tâm

  1.  

M.Gorki, Dẫn theo Tạ Đức Hiền, Tập làm văn THPT

  1.  

Bản thân chúng ta là giá trị có sẵn - Phạm Lữ, Nếu biết trăm năm là hữu hạn

  1.  

Cánh diều tuổi thơ - Tạ Duy Anh, Tiếng Việt 4, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam

  1.  

Theo Cho đi là còn mãi, Azim Jamal & Harvey McKinnon

  1.  

Theo Quà tặng cuộc sống. NXB Trẻ, 2002

  1.  

Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn với lời bình

  1.  

Trích Mùa giáp hạt..., Nguyễn Trung Thành

  1.  

Y Phương, Tôi đến đây và tôi ở lại, Văn học và tuổi trẻ

  1.  

Trích Lối sống tối giản của người Nhật, Sasaki Fumio

  1.  

Trích bài  Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ

  1.  

Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn năm 2012

  1.  

Trích thư ca thầy giáo Văn Như Cương - Hiu trưng Trưng THPT Lương Thế Vinh, Hà Ni

  1.  

Cánh diều tuổi thơ - Tạ Duy Anh, Tiếng Việt 4 tập 1

  1.  

Những mẩu chuyện thiếu nhi chọn lọc – NXB Kim Đồng, 2009

  1.  

Trích lời bài hát Khát Vọng – Phạm Minh Tuấn

  1.  

Quà tặng cuộc sống, theo nguồn Internet

 

 

 

ĐỀ 1:

Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

     Giữa năm 2015, bà Lê Thị Thảo, mẹ của Hòa, quyết định tặng thận…

     […] Tháng 3-2016, Hòa lên bàn mổ để tặng một quả thận cho một người phụ nữ trạc tuổi mẹ mình. Người được nhận thận quê ở Hà Nam, đã bị suy thận nhiều năm và cần được ghép thận để tiếp tục được sống.

      […] Để tặng được quả thận, từ khi quyết định hiến tặng đến khi lên bàn mổ, bà Thảo đã phải hơn 10 lần một mình một xe máy từ Bắc Ninh ra bệnh viện Việt Đức ở Hà Nội để làm các xét nghiệm. Con gái bà Thảo cũng vậy, và cuối năm 2016 khi mẹ con bà được mời lên truyền hình để nói về ý nghĩa của việc hiến tặng mô tạng, hai mẹ con lại chở nhau bằng xe máy từ Bắc Ninh lên Hà Nội rồi vội vã trở về ngay trong đêm… Nếu có ai hỏi về chuyện hiến thận đã qua, bà chỉ phẩy tay cười: “Cứ nghĩ bình thường đi, bình thường với nhau đi, bây giờ tôi chẳng đang rất khỏe là gì…”

     Và nhờ cái “bình thường” của mẹ con bà Thảo, giờ đây có thêm hai gia đình được hạnh phúc vì người thân của họ được khỏe mạnh trở lại. Ở Bắc Ninh, gia đình bà Thảo cũng đang rất vui vẻ. Nỗi đau đớn của ca đại phẫu thuật đã qua đi, giờ đây trên bụng hai mẹ con là hai vết sẹo dài, như chứng nhân về quyết định rất đỗi lạ lùng, về việc sẵn sàng cho đi mà không băn khoăn một phần thân thể của mình.

      Có lẽ bạn đọc nghĩ rằng đó là hai con người kì lạ, nhưng khi gặp họ và trò chuyện, chúng tôi mới thấy mẹ con bà Thảo không kì lạ chút nào, họ chỉ muốn tặng quà một cách vô tư để nhận lại một thứ hạnh phúc tinh thần nào đó mà tôi không thể nào định danh được!

(Trích Hai mẹ con cùng hiến thận, Lan Anh, Báo Tuổi trẻ, ngày 31/5/2018)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Chỉ ra lời dẫn trực tiếp được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 3: Nỗi đau đớn của ca đại phẫu thuật đã qua đi, giờ đây trên bụng hai mẹ con là hai vết sẹo dài, như chứng nhân về quyết định rất đỗi lạ lùng, về việc sẵn sàng cho đi mà không băn khoăn một phần thân thể của mình.

a. Xét về mặt cấu trúc, câu trên thuộc kiểu câu gì?

b. Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu trên.

Câu 4: Có lẽ bạn đọc nghĩ rằng đó là hai con người kì lạ, nhưng khi gặp họ và trò chuyện, chúng tôi mới thấy mẹ con bà Thảo không kì lạ chút nào, họ chỉ muốn tặng quà một cách vô tư để nhận lại một thứ hạnh phúc tinh thần nào đó mà tôi không thể nào định danh được!

a. Xác định thành phần biệt lập có trong câu trên.

b. Theo em, thứ hạnh phúc tinh thần mà người viết không thể nào định danh được  là gì?

GỢI Ý:

1

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

2

Chỉ ra lời dẫn trực tiếp được sử dụng trong đoạn trích.

Lời dẫn trực tiếp được sử dụng trong đoạn trích: “Cứ nghĩ bình thường đi, bình thường với nhau đi, bây giờ tôi chẳng đang rất khỏe là gì…”

3

Nỗi đau đớn của ca đại phẫu thuật đã qua đi, giờ đây trên bụng hai mẹ con là hai vết sẹo dài, như chứng nhân về quyết định rất đỗi lạ lùng, về việc sẵn sàng cho đi mà không băn khoăn một phần thân thể của mình.

a. Xét về mặt cấu trúc, câu trên thuộc kiểu câu gì?

b. Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu trên.

a. Câu ghép

b. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn trên là biện pháp so sánh. Hai vết sẹo dài trên bụng hai mẹ con (bà Thảo và Hòa) được so sánh như chứng nhân về quyết định rất đỗi lạ lùng, về việc sẵn sàng cho đi mà không băn khoăn một phần thân thể của mình.

- Tác dụng của biện pháp so sánh:

+ Khẳng định giá trị của những vết thương mà hai mẹ con phải chịu đựng.

+ Hai vết sẹo ấy là bằng chứng sáng rõ nhất của tinh thần làm việc thiện, sẵn sàng cho đi một phần thân thể của mình mà không cần đáp lại.

 Khẳng định tinh thần hiến dâng, biết sống vì người khác của hai mẹ con.

4

Có lẽ bạn đọc nghĩ rằng đó là hai con người kì lạ, nhưng khi gặp họ và trò chuyện, chúng tôi mới thấy mẹ con bà Thảo không kì lạ chút nào, họ chỉ muốn tặng quà một cách vô tư để nhận lại một thứ hạnh phúc tinh thần nào đó mà tôi không thể nào định danh được!

a. Xác định thành phần biệt lập có trong câu trên.

b. Theo em, thứ hạnh phúc tinh thần mà người viết không thể nào định danh được  là gì?

a. Thành phần biệt lập trong câu văn trên là: Có lẽ - thành phần biệt lập tình thái.

b. Thứ hạnh phúc tinh thần mà người viết không thể nào định danh được  là niềm hạnh phúc của việc cho đi, của tinh thần sẻ chia, biết sống vì người khác, biết yêu thương với những số phận bất hạnh trong cuộc đời.

 

 


Chia sẻ: